Tranh chấp chia di sản thừa kế

chia-tai-san-nha-datHiện tại nhà tôi đang có tranh cãi về việc chia thừa kế, mong luật sư giúp đỡ. Tôi xin tóm tắt vụ việc như sau: Bà A kết hôn với ông B và có một con chung C, nhưng trước khi lấy bà A ông B đã có một con riêng là Q, Q đã 25 tuổi đã lập ra đình , sống riêng độc lập về kinh tế. Sau 10 năm chung sống, bố mẹ C đã tạo lập được một số lượng tài sản bao gồm: một ngôi nhà 4 tầng trên diện tích 200m2 đất và một số vật dụng trong gia đình. Năm 2008 ông B mất không để lại di chúc. Năm 2009 bà A mất cũng không lập di chúc.Hiện nay C vẫn sống trong ngôi nhà 4 tầng mà bố mẹ để lại đó. Nhưng nay Q lấy lý do C là con gái nên không được ở trên phần đất của bố mẹ và yêu cầu C chuyển đi tìm chỗ ở khác. Q sẽ sẽ hỗ trợ C một số tiền để C tìm chỗ ở mới. Vậy , pháp luật quy định về trường hợp này như thế nào? Q có quyền hưởng thừa kế tài sản mà cha mẹ C để lại không?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:

Ngôi nhà 4 tầng trên diện tích 200m2 đất mà hiện nay C đang ở là tài sản mà bố mẹ C tạo dựng được trong thời kỳ hôn nhân. Đây là tài sản chung của bố mẹ C. Khi ông B chết thì khối tài sản chung của cha mẹ C sẽ được chia đôi: một nửa giá trị ngôi nhà và quyền sử dụng là của bà A mẹ C, còn một nửa kia là di sản thừa kế của ông B. Do trước khi chết ông B không để lại di chúc, do vậy phần di sản này sẽ được đem chia theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 thì những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. vì vậy những người được hưởng thừa kế ½ giá trị căn nhà trên sẽ là: ông nội, bà nội của C ( nếu còn sống), Q, bà A, và C.  

Về phần di sản thừa kế của bà A mẹ C, do ở đây bà A không để lại di chúc nên phần di sản này sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế. Nếu ông bà ngoại của C còn sống thì di sản này sẽ được chia đều cho ông bà ngoại của C và C. Nhưng nếu ông bà ngoại của C đã chết hết thì C là người duy nhất được hưởng di sản thừa kế.  

Còn đối với trường hợp của Q, thì căn cứ theo quy định tại Điều 679 BLDS 2005 thì: Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau. Đối chiếu quy định trên với vụ việc bạn nêu thì khi bố mẹ C kết hôn với nhau thì Q là con riêng của ông B, Q đã 25 tuổi đã lập gia đình, ra sống riêng độc lập về kinh tế. Giữa Q và bà A( mẹ kế) không hề có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như mẹ con. Do vậy Q không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế di sản của bà A mẹ C mà chỉ được thừa kế một phần di sản của ông B bố C để lại.    

Do vậy trong trường hợp này, nếu cả ông bà nội của C không còn, thì Q chỉ được hưởng phần thừa kế là : 1/6 giá trị của ngôi nhà (1/3/phần di sản của ông B để lại). Việc giao căn nhà cho ai phụ thuộc vào sự thỏa thuận của những người thừa kế. Người nào được giao căn nhà sẽ phải thanh toán cho những người được thừa kế phần giá trị thừa kế mà họ được hưởng.

 

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN