Thừa kế tài sản
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Con trai tôi tên là T có 02 người vợ; người vợ thứ nhất tên là H sinh được 02 người con A và B (cháu lớn A năm nay 16 tuổi, cháu nhỏ B năm nay 13 tuổi) và đã ly dị. Tài sản đã được phân chia, con cái mỗi người nuôi 01 cháu, cháu lớn A sống với anh T (cha của A), cháu nhỏ B sống với chị H (mẹ của B). Sau khi ly dị được 3 năm thì anh T lấy người vợ thứ 2 tên là G và sinh được 02 người con C và D (cháu lớn C năm nay 08 tuổi, cháu nhỏ D năm nay 6 tuổi).
Anh T đã chết do một tai nạn cách đây 3 năm và có để lại cho người vợ thứ 2 chị G cùng 3 con A, C và D một lượng tài sản lớn. Nhưng hiện nay chị G (mẹ kế của A) hàng ngày đều tìm cách la mắng, đánh đuổi A ra khỏi nhà và không cho A đi học. Chị G đang tìm cách bán toàn bộ số tài sản hiện có và mang theo hai đứa con C và D đi nơi khác sinh sống, bỏ A lại cho tôi và các chú nuôi. Tôi là bà nội của A, muốn bảo vệ quyền lợi, tài sản cho cháu mình là A thì tôi phải làm gì?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
1. Về việc thừa kế
Theo quy định tại Điều 675 Bộ luật Dân sự về thừa kế theo pháp luật thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc. Do đó nếu con trai của bạn mất không để lại di chúc thì tài sản mà con bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật theo thứ tự hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Từ quy định trên có thể xác định rằng: khi con bạn chết đi thì tất cả 4 người con của con bạn là: A, B, C, D đều thuộc diện được hưởng thừa kế của con bạn theo hàng thừa kế thứ nhất. Việc mẹ kế của A hằng ngày đánh đuổi, la mắng A thì tùy mức độ mà bạn có thể làm đơn tố cáo về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 151 Bộ luật Hình sự.
2. Về việc bảo vệ quyền lợi, tài sản của A
Để bảo vệ quyền lợi, tài sản của A bạn cần hướng dẫn những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của con trai bạn (trong đó có cả bạn) đến văn phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế của con trai bạn. Nếu bà mẹ kế của A không hợp tác trong việc khai nhận di sản thừa kế thì bạn có thể làm đơn ra tòa yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự. Điều 161 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 quy định về quyền khởi kiện vụ án như sau: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn pháp luật tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Hỏi đáp thừa kế
- Chia tài sản thừa kế sau 34 năm
- Quy định về thừa kế không theo di chúc?
- Có được nhận thừa kế nếu di chúc không chia?
- Xử lý tài sản thế chấp của bên thứ 3
- Có được hoàn trả tiền đặt cọc không?
- Người giám hộ có quyền thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn không
- Quyền thừa kế của con riêng
- Chia thừa kế di chúc thế nào mới đúng luật
- Di chúc để lại tài sản sau khi chết