Tư vấn chia tài sản thừa kế không có di chúc

tu-van-chia-tai-san-thua-ke-khong-di-chucÔng bà ngoại tôi có 6 người con trong đó mẹ tôi là con út và hai ông bà có sở hữu một ngôi nhà 1 căn nhà nhỏ ở quận 1. Năm 1985 ông tôi mất và để lại căn nhà cho bà ngoại nhưng không có di chúc . Tới năm 2005 ba mẹ tôi mất và đến năm 2010 bà ngoại tôi qua đời. Trên sổ đăng ký hộ khẩu thì do người dì lớn đứng tên chủ hộ trong 10 năm nay.

Trong sổ hộ khẩu có tên của 3 người dì , bà ngoại, mẹ và 2 chị em tôi (chị em tôi sống tại nhà đó từ lúc sinh ra đến giờ). Hiện nay mấy người dì đang có ý định đuổi 2 chị em tôi ra khỏi nhà và làm chủ quyền sử dụng đất cho người dì kế. Vậy cho tôi hỏi tôi có được hưởng tài sản thừa kế từ người mẹ của tôi trong căn nhà đó không. Chia tài sản thừa kế không có di chúc như thế nào Và tôi phải làm gì? Tôi rất mong sớm nhận được sự tư vấn của luật sư vì tôi sợ khi làm xong thủ tục chủ quyền sử dụng đất thì chị em tôi không có nơi nương thân? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Những thông tin mà bạn trình bày bên trên không nêu rõ là ngôi nhà đã có một trong những loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp hay không vì đây là căn cứ pháp lý rất quan trọng để xem xét hướng giải quyết vụ việc theo những quy định pháp luật.

Với trường hợp này, chúng tôi giả thuyết ngôi nhà trên là di sản hợp pháp được để lại cho người thừa kế.

Căn cứ vào đó, căn nhà là tài sản chung của ông bà ngoại bạn. Ông ngoại bạn mất từ năm 1985, tuy nhiên lại không để lại bản di chúc, chính vì vậy di sản thừa kế của ông ngoại bạn sẽ được phân chia theo pháp luật - chia tài sản thừa kế không có di chúc.

Tại thời điểm này các đồng thừa kế hàng thứ nhất được xác định theo quy Bộ Luật Dân sự 2005 sẽ gồm bà ngoại bạn và 6 người con của ông bà. Phần tài sản này là khối tài sản chung của ông bà ngoại bạn, cho nên các đồng thừa kế này sẽ được hưởng phần giá trị của nửa ngôi nhà trên còn nửa giá trị của ngôi nhà này là thuộc về người bà ngoại của bạn.

1. Đối với khối tài sản của ông ngoại bạn để lại: từ thời điểm ông ngoại bạn qua đời cho tới nay, đã hơn 25 năm mà các bên mới phát sinh tranh chấp về quyền thừa kế mà yêu cầu Tòa án giải quyết thì theo hướng dẫn áp dụng của pháp luật trong việc giải quyết những vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình tại đã quy định:

“Trường hợp trong thời gian mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế tài sản và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hay sau khi kết thúc thời gian mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản của người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng những quy định của pháp luật về chia tài sản chung”.

Do đó đối với khổi tài sản mà ông ngoại bạn để lại sẽ được không được xem là chia tài sản không có di chúc mà xem là tài sản chung của các đồng thừa kế, việc chia tài sản thuộc sở hữu chung được tiến hành như sau:

Với trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền được yêu cầu chia tài sản chung; nếu những chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời gian thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời gian đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được quy về trị giá thành tiền để chia.

Với trường hợp có người yêu cầu một người trong số những chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hay tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hay việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Trong phần tài sản chung trên, mẹ bạn cũng là một đồng thừa kế được thừa hưởng giá trị tài sản là ngôi nhà. Mẹ bạn đã qua đời, thì bạn và chị bạn được hưởng phần tài sản này của mẹ bạn theo hàng thừa kế thứ nhất. Theo quy định mà chúng tôi đã dẫn, bạn có quyền yêu cầu phân chia khối tài sản chung trên để nhận phần tài sản của mình.

2. Đối với khối tài sản của bà ngoại bạn để lại: Theo như bạn trình bày thì không có nói rõ là bà ngoại bạn mất có để lại di chúc hay không. Do đó chúng tôi chia ra làm 2 trường hợp giải quyết:

Nếu như bà ngoại bạn có để lại di chúc hợp lệ thì việc phân chia tài sản thừa kế này tiến hành theo bản di chúc đó.

Nếu không có di chúc, tài sản này được phân chia tài sản thừa kế không có di chúc như sau: hàng thừa kế thứ nhất gồm 6 người con của bà ngoại bạn sẽ được hưởng di sản này.

Tuy nhiên mẹ bạn đã qua đời thì theo quy định của pháp luật về thừa kế thế vị: “Với trường hợp con của người để lại di sản chết trước hay cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha /mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; Trong trường hợp cháu cũng chết trước hay cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Do vậy chị bạn và bạn sẽ được hưởng phần thừa kế này của mẹ bạn trong khối di sản mà ngoại bạn đã để lại với vai trò của người thừa kế thế vị.

Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, chúng tôi khuyên bạn trước hết chị em bạn cần trình báo vụ việc cho UBND Phường nơi có ngôi nhà và sau đó cần nhanh chóng tiến hành thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân , Hồ sơ khởi kiện bao gồm những giấy tờ sau:

– Đơn khởi kiện theo mẫu.

– Những tài liệu liên quan đến giấy tờ nhà, đất…

– Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng), Trích lục giấy khai sinh…

– Giấy chứng tử của cha mẹ bạn, bà ngoại của bạn.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”