Quy định mới nhất về luật thừa kế
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tìm hiểu luật thừa kế giúp bạn giải quyết được những vướng mắc và khó khăn trong quá trình khai nhận thừa kế , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được hưởng thừa kế. Chính vì thế mà bạn cần tìm hiểu kỹ luật thừa kế khi bạn đang gặp vấn đề vướng mắc về quyền thừa kế, nếu có khó khăn trong quá trình giải quyết vụ việc lập di chúc thừa kế và khai nhận di sản thừa kế bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi để được giúp đỡ và tư vấn luật thừa kế kịp thời nhất.
1. Khái niệm quyền thừa kế
Trong luật thừa kế thì người có quyền thừa kế theo quy định của luật pháp Việt Nam là công dân hay tổ chức. Quyền thừa kế thuộc về cá nhân được thể hiện theo 2chủ thể nhất định, đó là chủ thể để lại tài sản (quyền của người để lại tài sản) và chủ thể hưởng thừa kế tài sản (quyền của người được nhận di sản). Căn cứ vào luật thừa kế thì quyền thừa kế thuộc về tổ chức được thể hiện theo 1 chủ thể nhất định, đó là chủ thể hưởng thừa kế di sản (và chỉ trong trường hợp thừa kế theo di chúc).
Khi xem xét về vấn đề thừa kế thì di sản là 1 trong các vấn đề được quan tâm trước tiên. Di sản là cơ sở để thiết lập di chúc bên cạnh những căn cứ khác. Chỉ khi di sản còn tồn tại trên thực tế thì người lập di chúc mới có tài sản để định đoạt.
Những người được thừa kế theo quy định của luật thừa kế không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi của mỗi người. Người có hoặc không có năng lực hành vi hay người có năng lực hành vi không đầy đủ đều có quyền thừa kế. Với trường hợp này, người giám hộ sẽ thực hiện giúp những người này các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi tài sản của họ.
2. Quyền của người lập di chúc hay để lại tài sản
Đối với cá nhân người để lại di sản, với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với các tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định đoạt tài sản của bản thân. Di chúc là sự thể hiện ý nguyện của cá nhân trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của họ trước khi qua đời.
Chia tài sản thừa kế không có di chúc
Theo luật thừa kế thì người lập di chúc có các quyền dưới đây:
1. Quyền chỉ định người thừa kế trong luật thừa kế
Theo luật thừa kế thì người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ người hay tổ chức nào. Những đối tượng này có thể là con, cha, mẹ, vợ, chồng… của người thuộc diện thừa kế theo luật dựa trên những quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ huyết thống; và cũng có thể là những người khác như Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội,…
2. Luật thừa kế quy định về truất quyền hưởng di sản
Căn cứ vào luật thừa kế thì quyền quyết định của người lập di chúc còn được thể hiện trong việc họ có thể truất quyền được hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật, mà không nhất thiết phải nêu rõ lý do. Người lập di chúc có quyền chỉ định 1 hoặc nhiều người được thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế của mình.
3. Quyền định đoạt di sản cho từng người thừa kế trong luật thừa kế
Theo pháp luật thừa kế thì người lập di chúc hợp pháp có quyền:
Phân chia cụ thể di sản của mình cho những người được thừa kế.
Phân chia di sản cho mỗi bên không nhất thiết phải ngang nhau mà không cần phải đưa ra lý do.
Chỉ định nhiều người thừa kế và di sản được chia đều cho những người có tên trong bản di chúc. Nếu những người này có sự thỏa thuận về việc hưởng di sản thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo những thỏa thuận đó.
Phân định di sản theo một tỷ lệ nào đó mà không xác định rõ phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng và từng người thừa kế được hưởng phần di sản theo tỷ lệ đã được xác định trên tổng giá trị khối tài sản đang còn vào thời gian phân chia.
Phân chia rõ trong di chúc người thừa kế nào được hưởng di sản là hiện vật gì; khi di sản được phân chia, những thừa kế được nhận hiện vật theo sự xác định trong di chúc
4. Quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong luật thừa kế
Căn cứ vào di chúc, người thừa kế cần thực hiện công việc vì lợi ích vật chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người để lại di sản phải thực hiện như trả nợ, bồi thường thiệt hại… Mặc dù vậy, người được hưởng thừa kế không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản gắn liền với người thân của người để lại di sản. Với trường hợp người để lại di sản có để lại 1 nghĩa vụ về tài sản tuy nhiên trong di chúc không nói rõ người thừa kế nào phải thực hiện nghĩa vụ đó thì theo quy định của luật thừa kế, ai hưởng thừa kế thì người đó phải thực hiện. Mặ dù vậy, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người mất để lại trong phạm vi di sản thừa kế. Trường hợp người để lại thừa kế đã xác định rõ tỷ lệ nghĩa vụ mà mỗi người thừa kế phải thực hiện thì mỗi người phải thực hiện phần nghĩa vụ đó trong phạm vi di sản mà mình được hưởng. Phần nghĩa vụ vượt quá di sản người này được hưởng sẽ chia đều cho những người thừa kế còn lại thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ đã nhận.
5. Người lập di chúc có quyền dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và để di tặng
Người lập di chúc hợp pháp theo luật thừa kế có thể để lại một phần di sản vào việc thờ cúng hay để di tặng cho người khác. Phần di sản dùng vào việc di tặng, thờ cúng không được chia thừa kế. Hiệu lực của việc di tặng theo pháp luật thừa kế được xác định theo hiệu lực của di chúc. Nghĩa là việc di tặng chỉ có hiệu lực kể từ thời gian người lập di chúc mất và người được di tặng phải còn sống vào thời gian đó. Người được hưởng tài sản di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
6. Quyền sửa đổi, bổ sung thay thế, hủy bỏ di chúc trong luật thừa kế
Luật thừa kế quy định về sửa đổi di chúc: là việc người lập di chúc hợp pháp bằng ý chí tự nguyện của mình làm thay đổi 1 phần di chúc đã lập trước đó. Các phần di chúc không bị sửa vẫn có hiệu lực pháp lý; phần di chúc đã bị sửa đổi sẽ không còn hiệu lực pháp lý mà thay vào đó, pháp luật sẽ dựa vào ý nguyện thể hiện trong sự thay đổi sau cùng.
Luật thừa kế quy định về bổ sung di chúc: là việc người lập di chúc bổ sung thêm một vài vấn đề mà trong di chúc đã lập chưa nói đến nhằm làm cho di chúc cụ thể, chi tiết hơn, rõ hơn. Khi người lập di chúc bổ sung di chúc hợp pháp thì cả di chúc đã lập và cả phần bổ sung đều có hiệu lực giống nhau.Vơi trường hợp di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. Luật thừa kế không quy định điều kiện về hình thức của việc sửa đổi, bổ sung di chúc.
Luật thừa kế quy định về thay thế di chúc: Thay thế di chúc là việc một người tuy đã từng lập di chúc quyết định tài sản của mình cho người khác tuy nhiên sau đó nếu họ thấy việc định đoạt đó của mình chưa phù hợp / không còn phù hợp thì có quyền lập một di chúc khác để thay di chúc đã lập trước.
Luật thừa kế quy định về hủy bỏ di chúc: là người đã lập di chúc lại bằng ý chí tự nguyện của mình truất bãi di chúc đã lập trước đó.
7. Quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản
Để tránh việc thất lạc, hư hỏng di chúc, cũng như để đảm bảo ý chí của mình không bị người khác xâm phạm, người lập di chúc có thể gửi di chúc hợp pháp ở cơ quan công chứng nhà nước hay bất kỳ người nào mà mình tin tưởng giữ di chúc. Tôn trọng ý nguyện của người lập di chúc nên trước hết người quản lý di sản phải là người được chỉ định trong di chúc, khi nào trong di chúc không xác định người quản lý di sản thì sẽ xác định người quản lý di sản theo 1 trong những trường hợp dưới đây:
Là người được những người thừa kế cùng thỏa thuận đưa ra để quản lý di sản trong thời điểm di sản chưa được chia.
Người đang chiếm giữ, quản lý phần tài sản là người quản lý di sản trong thời gian các thừa kế chưa cử được người quản lý di sản mới.
Người đang chiếm giữ, sử dụng tài sản thừa kế theo hợp đồng mà họ đã ký kết với người để lại di sản là người quản lý di sản cho đến khi hết hạn hợp đồng.
Tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khi chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý.
Người được chỉ định quản lý tài sản trong di chúc có thể là 1 trong những người thừa kế theo luật của người đó nhưng cũng có thể là một người bất kỳ hoặc một cơ quan hay tổ chức nào đó. Ý chí này của người lập di chúc luôn luôn được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện, nếu đúng là ý chí tự nguyện và không trái với pháp luật.
Tóm lại, quyền định đoạt của người lập di chúc được luật pháp bảo vệ và tôn trọng nhưng chỉ có hiệu lực khi việc định đoạt bằng di chúc thỏa mãn những điều kiện về di chúc hợp pháp được quy định của luật thừa kế. Nếu người lập di chúc không tuân theo các điều kiện của di chúc hợp pháp thì di chúc đó bị xác định là không hợp lệ và mặc dù ý nguyện của người có tài sản được pháp luật bảo hộ và tôn trọng tuy nhiên quyền định đoạt của người có di sản không phải là tuyệt đối. Quyền định đoạt di sản của người lập di chúc không được vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật thừa kế. Quyền tự do ý nguyện đó được thể hiện không những trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản mà còn thể hiện ngay cả trong việc không lập di chúc để định đoạt tài sản để lại sau khi chết. Đây là cách thức thể hiện ý nguyện của cá nhân bằng việc không lập di chúc để định đoạt tài sản của họ mà ý chí đó thể hiện ở việc chỉ để di sản cho những người có quyền thừa kế theo pháp luật.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- lập di chúc thừa kế
- luat su
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- luat su uy tin
- thủ tục di chúc thừa kế
- thủ tục nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- thừa kế tài sản ở nước ngoài
- thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
- tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tư vấn chia thừa kế
- tư vấn di chúc thừa kế
- tư vấn lập di chúc
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tu van phap luat
- tư vấn soạn thảo di chúc
- tư vấn thừa kế
- vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Thừa kế thế vị là gì trong phân chia tài sản thừa kế
- Di sản thừa kế là bất động sản thì lập di chúc ở đâu
- Sửa đổi di chúc không công chứng có hiệu lực không
- Lập di chúc để lại tài sản là sổ tiết kiệm như thế nào
- Tư vấn lập di chúc để định đoạt tài sản
- Luật sư tư vấn lập di chúc
- Tư vấn, soạn thảo di chúc thừa kế
- Sang tên nhà bằng hình thức tặng cho
- Phân chia nhà ở có yếu tố nước ngoài
- Lập di chúc với tài sản thuộc sở hữu chung