Phân chia di sản thừa kế khi chồng hoặc vợ mất trước
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có người Dì, chồng Dì ấy mất được gần 02 năm nay để lại 02 đứa con cùng tài sản là 01 sổ tiết kiệm. Như tìm hiểu theo Điều 676 Bộ luật Dân sự thì tài sản được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên trong thời gian này, Ba của dượng qua đời thì vẫn được nhận phần chia không? Bên gia đình Dượng kiên quyết giữ sổ tiết kiệm và không thực hiện nghĩa vụ phân chia tài sản thì nên xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Vì Dượng của bạn không để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật, những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự bao gồm:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Đối chiếu với quy định nêu trên và với thông tin bạn cung cấp thì tại thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế thứ nhất của dượng bạn bao gồm: Vợ, 2 con và người cha của dượng.
Tuy nhiên, sau khi người dượng mất thì một thời gian sau người Ba của dượng cũng mất. Như vậy, tại thời điểm mở thừa kế thì người cha vẫn còn sống và có quyền hưởng di sản thừa kế do người con để lại. Nhưng khi người cha còn sống, các thừa kế vẫn chưa tiến hành khai nhận di sản thừa kế của người dượng, và nay người cha đã chết thì phần di sản mà người cha được hưởng sẽ được chia đều cho các thừa kế của người cha. Các thừa kế có thể được xác định theo di chúc (nếu người cha chết để lại di chúc) hoặc những người thừa kế theo pháp luật tại Điều 676 Bộ luật dân sự như nêu trên.
Để đảm bảo quyền lợi của mình, những người thừa kế có thể tiến hành thủ tục khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, đồng thời yêu cầu Tòa án có biện pháp buộc những người khác chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu của các bạn.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- lập di chúc thừa kế
- luat su
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- luat su uy tin
- thủ tục di chúc thừa kế
- thủ tục nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- thừa kế tài sản ở nước ngoài
- thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
- tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tư vấn chia thừa kế
- tư vấn di chúc thừa kế
- tư vấn lập di chúc
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tu van phap luat
- tư vấn soạn thảo di chúc
- tư vấn thừa kế
- vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Thừa kế về nghĩa vụ tài sản của người chết để lại
- Khi bố mẹ mất không để lại di chúc, tài sản được phân chia như thế nào
- Mẫu di chúc theo quy định pháp luật
- Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế di sản
- Thừa kế nhà ở
- Chia tài sản thừa kế và xác định tài sản riêng
- Luật sư tư vấn chia tài sản thừa kế
- Về việc phân chia tài sản của cha mẹ
- Muốn tặng cho diện tích đất được thừa kế có điều kiện
- Bố mất sau ông bà nội thì các cháu có được hưởng di sản của ông bà không