Tư vấn chia di sản thừa kế khi không có di chúc
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Mẹ tôi đã mất năm 1990 không để lại di chúc. Năm 1999 ba tôi mất cũng không để lại di chúc. Ba mẹ tôi để lại cho 4 anh em tôi căn nhà có diện tích đất là 125m2.
Từ khi ba mẹ tôi mất, anh em tôi chưa có sự tranh chấp ra tư pháp về căn nhà này. Tháng 9/2009 người anh thứ 3 muốn đứng tên làm sổ hồng nhưng tôi không đồng ý vì tôi muốn lấy một phần tài sản thừa kế của tôi nhưng người anh thứ 3 không chịu. Trong một lần bàn bạc vào tháng 9/2009, bốn anh em đều nói căn nhà này do ba để lại không có di chúc đều thuộc quyền bốn anh em.
Ba người anh tôi nói căn nhà đó là nhà tổ nhưng tôi không đồng ý, trước khi ba tôi mất cũng không nói gì về căn nhà đó sẽ là nhà tổ. Do điều kiện kinh tế gia đình, tôi muốn chia một phần trong căn nhà này, nhưng 2 người anh lớn nói khi nào bán mới chia nhưng trên thực tế họ có ý cho người anh thứ 3 ở luôn và người anh thứ 3 không có ý định bán.
Tôi có thể lấy một phần tài sản thừa kế của tôi ngay bây giờ không? Thời hiệu khởi kiện thừa kế có được tính đến trong trường hợp này không? Nếu muốn lấy được tôi phải làm những thủ tục gì, gồm những đơn nào và gửi cho ai?
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Vì căn nhà nói trên là tài sản chung của ba mẹ bạn. Do ba mẹ bạn mất mà không để lại di chúc nên căn nhà nói trên sẽ được chia theo pháp luật về thừa kế. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Theo đó, căn nhà sẽ chia đều cho bốn anh em bạn theo quy định của pháp luật.
Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với di sản thừa kế là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Trong khoảng thời gian này, những người được hưởng thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu phân chia di sản, xác nhận quyền thừa kế đối với di sản. Theo nội dung thư bạn nêu, thì thời hiệu khởi kiện đã hết, vì vậy bạn sẽ không có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình.
Tuy nhiên, dù thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế không còn, nhưng theo quy định tại điểm 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10.8.2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì “sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết”
Do đó, trong trường hợp này, bạn tuy không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế nhưng bạn vẫn có quyền khởi kiện để xin chia tài sản chung theo quy định của pháp luật.
Bạn nên gửi đơn đến Tòa án nhân dân quận Gò Vấp để yêu cầu bảo về các quyền và lợi ích cho bạn. Án phí mà bạn phải nộp trong trường hợp này sẽ căn cứ vào biên bản xác định giá nhà do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- lập di chúc thừa kế
- luat su
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- luat su uy tin
- thủ tục di chúc thừa kế
- thủ tục nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- thừa kế tài sản ở nước ngoài
- thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
- tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tư vấn chia thừa kế
- tư vấn di chúc thừa kế
- tư vấn lập di chúc
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tu van phap luat
- tư vấn soạn thảo di chúc
- tư vấn thừa kế
- vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Lập di chúc để lại tài sản cho con gái và cháu ngoại
- Hủy bỏ di chúc đã viết lập di chúc mới như thế nào
- Di chúc miệng thế nào là hợp pháp
- Làm thế nào để khai nhận di sản thừa kế đối với người khuyết tật
- Tranh chấp di sản thừa kế khi không có di chúc
- Lập di chúc thế nào đúng pháp luật
- Phân chia di sản thừa kế khi chồng hoặc vợ mất trước
- Thừa kế về nghĩa vụ tài sản của người chết để lại
- Khi bố mẹ mất không để lại di chúc, tài sản được phân chia như thế nào
- Mẫu di chúc theo quy định pháp luật