Khai nhận di sản thừa kế gồm nhiều bất động sản tại nhiều địa phương
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Bố em mất có để lại nhiều tài sản và bất động sản tại nhiều địa phương. Nhà có 6 anh chị em đều nhất trí để toàn bộ tài sản thừa kế cho mẹ. Vậy xin hỏi phải làm thủ tục như thế nào? Có phải tới những nơi có bất động sản để công chứng không? Và có phải có cả 6 anh chị em để ký xác nhận chuyển quyền thừa kế cho mẹ hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
1. Thủ tục chuyển quyền sở hữu/sử dụng tài sản là di sản thừa kế cho mẹ bạn.
Bước 1: Lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại cơ quan công chứng.
* Những người thừa kế nộp bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:
+ Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng tử của bố bạn;
+ Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;
+ Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh, giấy kết hôn …).
* Thủ tục:
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.
Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 49 Luật Công chứng. Trong văn bản này, các đồng thừa kế tặng cho phần di sản thừa kế của mình cho mẹ bạn để mẹ bạn trở thành chủ sử dụng/sở hữu duy nhất của toàn bộ di sản thừa kế.
Bước 2: Thủ tục sang tên mẹ bạn trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mẹ bạn nộp bộ hồ sơ đăng ký sang tên tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất. Hồ sơ gồm: bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân của mẹ bạn, giấy chứng tử của bố bạn …).
Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà cho mẹ bạn.
2. Thẩm quyền công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là bất động sản.
Theo quy định tại Điều 37 Luật Công chứng thì: Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp: công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản. Đối với trường hợp của gia đình bạn, khi khai nhận di sản thừa kế mà di sản gồm nhiều bất động sản tại nhiều địa phương thì cần phân biệt rõ:
- Nếu nhiều bất động sản ở nhiều địa phương nhưng vẫn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì gia đình bạn có thể yêu cầu công chứng tại một tổ chức công chứng bất kỳ trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.
- Nếu nhiều bất động sản ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì bất động sản ở tỉnh, thành phố nào thì yêu cầu công chứng ở tỉnh, thành phố đó.
3. Những người tiến hành khai nhận di sản thừa kế.
Nếu trước khi chết, bố bạn để lại di chúc định đoạt tài sản của mình cho người nào thì người đó sẽ có quyền tiến hành việc phân chia di sản thừa kế của bố bạn. Nếu bố bạn không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp hoặc các trường hợp khác quy định tại Điều 675 Bộ luật Dân sự thì di sản của bố bạn được chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo Điều 676 Bộ luật Dân sự, trước hết chia cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, nếu chia di sản thừa kế của bố bạn theo thừa kế thì cả 06 anh chị em nhà bạn sẽ phải cùng mẹ bạn (và các đồng thừa kế khác nếu có) thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo trình tự, thủ tục quy định của Luật công chứng và văn bản hướng dẫn.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- lập di chúc thừa kế
- luat su
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- luat su uy tin
- thủ tục di chúc thừa kế
- thủ tục nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- thừa kế tài sản ở nước ngoài
- thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
- tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tư vấn chia thừa kế
- tư vấn di chúc thừa kế
- tư vấn lập di chúc
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tu van phap luat
- tư vấn soạn thảo di chúc
- tư vấn thừa kế
- vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tranh chấp nhà đất và quyền thừa kế với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Quyền thừa kế của con khi giấy khai sinh không ghi tên người mẹ
- Tặng cho quyền sử dụng đất khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Xác định và phân chia di sản thừa kế
- Phân chia tài sản khi nguời mất không để lại di chúc
- Lập di chúc và người nhận di chúc ở nước ngoài
- Di chúc viết tay không công chứng có hiệu lực pháp luật không
- Phân định tài sản riêng và tài sản chung để lập di chúc
- Luật sư tư vấn về tranh chấp thừa kế không có di chúc
- Quy định pháp luật về Di chúc,Di sản,Thừa kế