Tư vấn phân chia luật tài sản thừa kế

tu-van-phan-chia-luat-tai-san-thua-ke-2Kính gửi quý Luật sư, Tôi có một trường hợp cần tham khảo ý kiến của quý luật sư như sau: Ông bà nội tôi có một số đất đai để lại.Ông tôi mất rất lâu trước 1975. Bà nội tôi mất năm 2000.

 

Gia đình nội tôi có 7 anh em : Bác 2, bác 3, bác bốn, bác năm (đã mất lúc chiến tranh), ba tôi thứ 6, chú 7 và chú út (đã mất lúc chiến tranh). Bác 2 tôi sinh sống ở HCM, và rất ít khi về quê, hầu như không tham gia vào việc gia đình và hiện tại bị bệnh thần kinh.

Chú tôi chịu trách nhiệm chăm sóc bà nội tôi, trông coi đất đai và nhà thờ.

Bà nội tôi mất năm 2000. Đến năm 2006, các anh em gồm: bác 3, bác 4, ba tôi, chú 7 đã thỏa thuận có giấy tờ ký tên xác nhận về giao lại đất đai bà nội tôi để lại cho chú tôi đứng tên. Khi đó bác 2 tôi vì đau ốm và ở xa nên không ký vào tờ giấy trên.

Giấy tờ đất đai đang đứng tên quyền sở hửu của chú 7 tôi.

Năm 2015, chú tôi mất, tài sản được chuyển sang tên của vợ chú là thiếm tôi.

Đầu năm 2016, ba tôi mất.

Hiện tại, anh em trong nhà còn lại: Bác 2 tôi (bị thần kinh và đang sinh sống tại HCM với gia đình bác), bác 3, bác bốn.

Bác ba tôi đã nộp đơn lên tòa án yêu cầu chia lại đất đai thừa kế, để bác 3 tôi đứng tên và trông coi tài sản của gia đình hoặc bán lấy tiền chia đều, Việc này, bác 4, vợ bác 2, mẹ tôi và thiếm tôi đều không đồng ý. Vì đã xác định là đất đai ko bán, hoặc để nhà chú tôi đứng tên, trông coi và quản lý nhà thờ, cúng quẫy hằng năm.

Nói về vợ chồng bác 3 tôi là những người vô trách nhiệm, lúc nội tôi còn sống đối xử rất tệ bạc, thậm chí còn đánh đập bà. Cúng quẫy không bao giờ góp tiền của và có mặt. Khi ba tôi và chú tôi bệnh thì suốt ngày chữi rủa cho chết, lúc mất thì cũng không tham dự, không thắp được cây nhan. Nói chung, anh em phía nội không qua lại và xem như từ nhà bác tôi vì sống quá ác và ti tiện.

Mong quý luật sư tư vấn trường hợp này có thể giải quyết như thế nào ạ? Việc tranh chấp của bác ba tôi có hợp pháp không và chúng tôi cần chuẩn bị những gì để có thể có lợi trong vụ việc này.

Chân thành cảm ơn quý luật sư.

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

   Xét trường hợp của gia đình bạn,ông bà bạn qua đời và không để lại di chúc    Theo Điều 645 BLDS về thời hiệu khởi kiện về thừa kế: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.     Năm 2006, tức là trong thời hiệu phân chia di sản thừa kế vẫn còn hiệu lực, bác 3, bác 4, ba bạn, chú 7 đã thỏa thuận có giấy tờ ký tên xác nhận về giao lại đất đai bà nội để lại cho chú bạn đứng tên. Như vậy giấy tờ xác nhận về việc giao đất lại cho chú của bạn được xem như là biên bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế, có hiệu lực pháp lý. Hiện tại thím bạn (vợ chú đã mất) đang đứng tên trên GCNQSDĐ. Do đó, đất trên thuộc sở hữu của gia đình chú thím bạn. Và bác ba bạn không có cơ sở để đòi.

         Tuy nhiên, cũng phải tính đến trường hợp nếu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trước đây không đúng với quy định của pháp luật thì thỏa thuận đó sẽ bị vô hiệu, và bác ba của bạn có quyền khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

         Do vậy, gia đình bạn xem xét biên bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế năm xưa có phù hợp với quy định pháp luật hay không để chứng minh cho yêu cầu của bác ba bạn là vô căn cứ.

Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”