Làm gì để ngăn cản bán đất thừa kế của ông bà để lại

lam-gi-de-ngan-can-ban-dat-thua-ke-cua-ong-ba-de-laiTrước khi ông bà nội tôi mất có để lại một phần đất đai và nói là để cho các cháu bao gồm anh em của tôi. Nhưng sau khi ông bà nội mất, cha tôi thường xuyên nhậu nhẹt về đánh đuổi mẹ con tôi, và đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà, đến nay cũng khoảng 5 năm.

 

Và bây giờ cha tôi bán đi các phần đất mà ông bà để lại cho chúng tôi, nhưng không có sự đồng ý của chúng tôi.

Vậy xin hỏi: Các giấy tờ mua bán đó có được công nhận không? tôi phải làm thế nào để không cho các giao dịch mua bán đất đó được thực hiện mà chưa có sự đồng ý của chúng tôi?

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Qua thông tin bạn trình bày, ông bà nội bạn mất không để lại di chúc bằng văn bản mà chỉ thể hiện ý chí bằng lời nói nhằm định đoạt di sản mình để lại. Đây có thể được xem là di chúc miệng. Tuy nhiên để một di chúc miệng hợp pháp cần tuân theo các quy định của bộ luật dân sự 2005 cụ thể như sau:

“Điều 651. Di chúc miệng

1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Điều 652. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. ”

Trong đó, người làm chứng theo điều 654 bộ luật này có thể là bất cứ ai đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự, không phải là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc, hoặc người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Theo đó, nếu di chúc miệng của ông bà bạn không được lập và tuân thủ các quy định trên nên không được xem là hợp lệ. Do vậy, di sản ông bà để lại được phân chia theo pháp luật cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của ông bà còn sống tại thời điểm ông, bà chết (cha, mẹ, vợ/ chồng, con).

Ngoài ra, do phần trình bày của bạn không nêu rõ ngoài bố bạn, ông bà bạn còn người con nào khác còn sống tại thời điểm ông, bà mất không. Nếu có thì di sản thừa kế sẽ chia đều cho bố bạn và các anh em của ông, nếu không thì ba bạn sẽ là người duy nhất được hưởng thừa kế. Cho nên, sau khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế hợp lệ, bố bạn sẽ có có toàn quyền định đoạt đối với tài sản là nhà đất nói trên mà không ai có quyền ngăn cản.

 

Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”