Tranh chấp hợp đồng đặt cọc
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có hợp đồng đặt cọc số tiền 5 tỷ để mua nhà của bà L. Nhưng vì lý do giá trị nhà đất tăng lên nên bà L yêu cầu tôi trả thêm tiền, tôi không đồng ý thì bà L tự ý hủy hợp đồng đặt cọc và nói rằng sẽ trả lại tiền cho tôi. Vậy tôi xin hỏi việc bà L trả lại tôi tiền cọc có đúng quy định của pháp luật không và việc xử lý vi phạm sẽ như thế nào?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
Theo quy định tại điều 121 Bộ luật Dân sự (BLDS) thì thỏa thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự; do đó, việc đặt cọc chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện về chủ thể ký kết, về nội dung và hình thức hợp đồng, hợp đồng phải được lập thành văn bản (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính).
Trong trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thỏa thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau:
a. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng vừa để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2, điều 358 - BLDS: “Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
b. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.
c. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu sẽ theo nguyên tắc hai bên trả lại cho nhau những gì đã nhận và bên có lỗi phải bồi thường.
Như vậy, hợp đồng đặt của ông là loại hợp đồng mà pháp luật không quy định phải có Công chứng, nên “viết tay” vẫn đảm bảo hiệu lực. Việc bà L đơn phương chấm dứt hợp đồng, phải chịu phạt cọc tương đương với số tiền nhận cọc (5tỷ đồng) cho ông theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp bà L khước từ nghĩa vụ phạt cọc, ông có thể mời luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho mình.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ soạn thảo hợp đồng
- giải quyết tranh chấp hợp đồng
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- soạn thảo hợp đồng
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn pháp luật
- tư vấn soạn thảo hợp đồng
- tư vấn tranh chấp hợp đồng
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Phá hợp đồng đặt cọc phải trả gấp đôi tiền
- Tư vấn về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
- Giải quyết các trường hợp phá bỏ đặt cọc
- Tranh chấp trong hợp đồng xây dựng
- Trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Khác biệt giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
- Đại diện yêu cầu bồi thường vi phạm hợp đồng
- Đại diện tham gia giải quyết, tranh chấp hợp đồng
- Đại diện tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng
- Tư vấn soạn thảo, dự thảo hợp đồng