Mua bán nhà cảnh giác khi ký hợp đồng đặt cọc

ky-hop-dong-dat-cocTôi đang xúc tiến mua một căn nhà ở quận 1 (TP.HCM) trị giá 10 tỷ đồng. Căn nhà do 2 vợ chồng ở Hà Nội, hiện sống tại Hà Nội đứng tên. Theo thỏa thuận, tôi đưa trước cho họ 500 triệu đồng đặt cọc, số còn lại (9.500 triệu)

đúng 1 năm sau tôi sẽ giao đủ, khi ấy họ sẽ làm thủ tục sang tên (nếu đưa sớm sẽ sang tên sớm). Qua trò chuyện, hai vợ chồng cho biết sẽ ủy quyền nhận tiền cọc cho một người cháu hiện sống tại quận Tân Bình. Cho tôi hỏi:

- Việc ủy quyền như vậy có được pháp luật công nhận?

- Tôi nên làm hợp đồng mua bán hay chỉ là biên bản nhận cọc? Mua mẫu ở đâu và có cần phải công chứng không. Công chứng ở đâu? Vì sao?

-Luật sư vui lòng lưu ý cho tôi những điều cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình quanh việc mua bán nhà này? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Đ.C.M)

VPLS Trương Anh Tú xin trả lời bạn như sau:

Theo lời bạn trình bày, có thể thấy hai bên đã thống nhất xong về việc mua bán nhà, giá cả và cả phương thức thanh toán. Tuy nhiên, tất cả cũng mới chỉ ở mức độ “lời nói”, chưa có giá trị pháp lý và ràng buộc gì với nhau. Trong khi đó, theo qui định thì việc mua bán nhất thiết phải lập thành văn bản (hợp đồng) và phải được công chứng.

Mặt khác, cần hiểu rằng đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (bạn nên tham khảo luật sư). Qua đó, có thể thấy khi đặt cọc cần phải ràng buộc rõ ràng trách nhiệm của hai bên cũng như hướng giải quyết trong trường hợp một bên vi phạm cam kết. Nếu không, ý nghĩa của việc đặt cọc sẽ trở thành “giấy nhận tiền”, giá trị ràng buộc không cao.

Về nguyên tắc, vợ chồng người chủ nhà có quyền và có thể ủy quyền cho người cháu thay mặt họ nhận tiền cọc. Tuy nhiên, việc ủy quyền - theo qui định của pháp luật, cũng phải lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị. Hay nói cách khác, để làm thủ tục ủy quyền thì người cháu và hai vợ chồng chủ nhà phải gặp nhau ở TP.HCM (hay Hà Nội) để làm việc này. Chứ không thể nói miệng là “ủy quyền” cho người cháu nhận tiền.

Với thực tế như vậy, theo tôi trước hết hai bên cần phải có “Bản thỏa thuận” hay “Hợp đồng” đặt cọc cũng được - tức là chưa cần chính thức ra Phòng công chứng. Trong đó ghi rõ về : giá mua bán nhà, việc đặt cọc (số tiền), thời gian thanh toán số tiền còn lại, thời gian giao nhà, thời gian ra Phòng công chứng chính thức ký hợp đồng mua bán nhà, trách nhiệm trong trường hợp vi phạm …vv. Nói tóm lại là những nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong việc mua bán nhà.

Để ký văn bản như nói trên, rõ ràng không ai tốt hơn là chính các đương sự. Có nghĩa là bạn cần phải “trực tiếp” gặp và thỏa thuận những điều trên với phía chủ nhà. Tôi nghĩ với giá mua bán 10 tỷ đồng, thì việc tốn kém thêm vài triệu đồng để bạn ra Hà Nội gặp chủ nhà, hay chủ nhà vào TP.HCM - là việc cần thiết và hoàn toàn nên làm. Chúng tôi đã từng chứng kiến rất nhiều vụ tranh chấp rất đáng tiếc chỉ vì các đương sự nghĩ theo kiểu đơn giản, “giấy tay” … với nhau. Trong trường hợp của bạn, nếu đặt cọc lúc này thì đúng là cảnh “đầu chưa xuôi mà đuôi đã lọt”.

Mẫu Hợp đồng ủy quyền, Hợp đồng đặt cọc và Hợp đồng mua bán nhà bạn có thể xin (hoặc mua) ở các Phòng công chứng. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo trên website này. Tuy nhiên, như vậy là không đủ để tránh những rủi ro pháp lý, tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến luật sư khi tiến hành giao dịch.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN