Tiếp nhận thành viên mới trong công ty hợp danh
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Thành viên của công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Việc tiếp nhận các thành viên mới này dẫn đến những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp chưa được các nhà đầu tư chú ý và thành lập nhiều. Bởi lẽ, tính chất đặc thù của loại hình này là hỗn hợp giữa trách nhiệm vô hạn đối với thành viên hợp danh và trách nhiệmhữu hạn đối với thành viên góp vốn. Theo đó:
Thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Sở dĩ tồn tại hai loại thành viên này trong công ty hợp danh vì họ hoạt động trong công ty với tính chất khác nhau. Đối với thành viên hợp danh, họ là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Còn đối với thành viên góp vốn, họ chỉ là thành viên góp phần vốn vào công ty, được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty.
Điều quan trọng ở đây là, việc tiếp nhận thành viên mới phải được sự đồng ý và chấp thuận của Hội đồng thành viên. Trong mọi trường hợp nếu không được Hội đồng thành viên chấp thuận thì người ứng cử không thể trở thành thành viên hợp danh và thành viên góp vốncủa công ty hợp danh đó. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, thành viên mới phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.
Sau khi trở thành thành viên trong công ty hợp danh, họ sẽ có quyền và nghĩa vụ ứng với loại thành viên của mình:
Thành viên hợp danh: sẽ nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh theo ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; được quyền sử dụng con dấu, tài sản của công ty trong hoạt động kinh doanh; được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty. Thêm vào đó, thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm vô hạn trong công ty, họ phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường có thoả thuận khác.
Thành viên góp vốn: được tham gia thảo thuận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên trong một số trường hợp nhất định; được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty; được quyền định đoạt phần vốn góp của mình bằng hình thức chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác. Họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong công ty đó, nghĩa là chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ soạn thảo hợp đồng
- giải quyết tranh chấp hợp đồng
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- soạn thảo hợp đồng
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn pháp luật
- tư vấn soạn thảo hợp đồng
- tư vấn tranh chấp hợp đồng
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Lưu ý khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
- Mua bán nhà cảnh giác khi ký hợp đồng đặt cọc
- Tranh chấp hợp đồng mua bán ngũ cốc
- Tranh chấp hợp đồng góp vốn đầu tư dự án nhà ở
- Tranh chấp hợp đồng đặt cọc
- Phá hợp đồng đặt cọc phải trả gấp đôi tiền
- Tư vấn về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
- Giải quyết các trường hợp phá bỏ đặt cọc
- Tranh chấp trong hợp đồng xây dựng
- Trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân