Tư vấn ly hôn và giữ quyền nuôi con
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi và vợ cưới nhau được gần 4 năm và có một con gái đã hơn 3 tuổi. Vợ tôi không chăm lo gia đình, không lo tương lai, vợ chồng không hợp nhau. Tôi muốn ly hôn và giữ quyền nuôi con có được không?mong luật sư tư vấn ly hôn giúp tôi, và trường hợp tôi muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn có được không?
Chào bạn !
TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình (HNGĐ) 2000, bạn có quyền nộp đơn đến tòa để đơn phương ly hôn theo Điều 91, ly hôn theo yêu cầu của một bên. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại toà án không thành thì toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Theo đó, nếu tòa án xét thấy tình trạng hôn nhân của bạn ở mức trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì tòa án sẽ quyết định cho ly hôn.
Căn cứ về ly hôn quy định tại Điều 89 Luật HNGĐ: "Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì toà án quyết định cho ly hôn".
Theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HNGĐ, tại Điều 8 khoản a1 có quy định trường hợp được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi: Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình; a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
Theo quy định tại Điều 92 Luật HNGĐ, khi ly hôn, vợ chồng thỏa thuận nuôi con cái, nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định. Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi do mẹ nuôi, con trên 9 tuổi sẽ phải hỏi ý kiến của con. Ngoài ra, tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần và phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn được sống trực tiếp với ai để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn con đã trên 3 tuổi nên hai bạn có thể thỏa thuận để để giành quyền nuôi con. Bạn cần đưa ra chứng cứ chứng minh với tòa án rằng, bạn có điều kiện tốt hơn vợ về mọi mặt để nuôi con phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần như căn cứ công việc kinh doanh ổn định, thu nhập tốt còn vợ thì không nghề nghiệp là yếu tố thuận lợi cho bạn để tòa án căn cứ quyết định.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- giải quyết ly hôn trọn gói
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- ly hôn
- tư vấn giải quyết ly hôn
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tu van ly hon
- tư vấn ly hôn
- tư vấn ly hôn đơn phương
- tư vấn pháp luật
- tư vấn thuận tình ly hôn
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Ai được quyền ưu tiên nuôi con
- Ly hôn rồi, có được quyền đưa con về nhà riêng chơi
- Con dưới 36 tháng ly hôn tòa quyết định thế nào?
- Đòi quyền ly hôn khi con mới 3 tháng tuổi?
- Đòi trợ cấp nuôi con sau ly hôn
- Tự thỏa thuận chia tài sản chung khi thuận tình ly hôn cần lưu ý
- Tư vấn ly hôn đơn phương với chồng
- Tranh chấp tài sản sau khi li hôn
- Tư vấn ly hôn đơn phương và tranh chấp tài sản, giành nuôi con
- Ly hôn đơn phương vì vợ không chịu hợp tác