Đòi quyền ly hôn khi con mới 3 tháng tuổi?

quyen-nioi-con-nhoThưa luật sư, Tôi muốn đặt câu hỏi xin luật sư tư vấn và giải thích giúp ạ. Tôi và vợ tôi kết hôn được một thời gian và đến nay đã có một bé gái 3 tháng tuổi. Do trong quá trình sống với vợ. Tôi và cô ấy có bất đồng quan điểm về tiền bạc. Cô ấy cũng bất đồng về cách sống của tôi và mẹ chồng. Đến nay mâu thuẫn tăng cao.

 

Cô đấy đòi li hôn. Tôi không muốn li hôn vì con gái còn quá bé trong khi đó cô ấy vẫn chưa đi làm sẽ không có tiền chăm sóc cho con. Từ khi nghi sinh mọi chi phí sinh hoạt tôi lo hết.

Tôi muốn con gái tôi lớn hơn chút nữa thì mới li hôn. Vi tôi rất thương và lo cho cháu. Hiện tại vợ chồng tôi sống li thân. Tôi không được gặp cháu vì cô ấy đưa cháu về ngoại. Lên thăm cháu thì chắc sẽ không được cô ấy và gia đình cô ấy đồng ý. Tôi muốn đặt câu hỏi nhờ luật sư tư vấn giúp làm sao để tôi không phải

li hôn ngay và nếu buộc phải li hôn ngay thì làm cách nào để tôi được quyền nuôi con hoặc thấp nhất là quyền nuôi con chung với vợ tôi. Nếu không được quyền nuôi con chung thì tôi có được quyền thăm con như thế naò ạ?

Tôi rất mong sẽ nhận được sự tư vấn của luật sư về vấn đề trên!

Chào bạn !

TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:

Trong trường hợp của anh thì cháu bé mới 3 tháng tuổi tức là nằm trong số tuổi dưới 36 tháng. Vậy khi trẻ dưới 36 tháng tuổi thì khi ly hôn người mẹ được quyền nuôi con(trừ một số hoàn cảnh đặc biệt như người mẹ thường xuyên gây tổn thương lên thân thể đứa bé, hoặc phạm tôi nên không có điều kiện nuôi dưỡng con)

Căn cứ khoản 2, Điều 92, luật hôn nhân và gia đình: “Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.”

Căn cứ điểm D – Mục 11 – Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Luật HN& GĐ: “d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần”

Vì vậy trong trường hợp trên của gia đình anh thì vợ chồng anh cần phải có sự thỏa thuận rõ ràng ai là người trực tiếp nuôi dạy cháu trước khi tiến tới quyết định ly hôn khi cháu bé mới 3 tháng tuổi

Còn vấn đề sau khi ly hôn thì anh vẫn có quyền tới thăm và chăm sóc cháu căn cứ theo Điều 94-luật HN & GĐ quy định: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN