Tự thỏa thuận chia tài sản chung khi thuận tình ly hôn cần lưu ý
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Khi tiến tới hôn nhân người nam và người nữ mong muốn cùng nhau xây dựng một mái ấm gia đình, nhưng không phải ai cũng được sống hạnh phúc bên nhau trọn đời như lời chúc của mọi người trong ngày vui hai họ. Khi vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và hạnh phúc không còn thì họ chọn giải pháp ly hôn. Đến với nhau đơn giản chỉ có “một tài sản quý giá” đó là “tình yêu” nhưng khi ly hôn thì phải giải quyết nhiều vấn đề về quan hệ hôn nhân, quan hệ tài sản và vấn đề con chung.
Trong một số trường hợp để ly hôn nhanh chóng và không phải đưa ra xét xử tại phiên Tòa, nhiều cặp vợ chồng đã chọn cách gửi đơn thuận tình ly hôn. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2000: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn; hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo,Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Trong trường hợp hoà giải tại Toà án mà thiếu một trong các điều kiện được nêu trên thì Toà án lập biên bản về việc hoà giải đoàn tụ không thành về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
Để thuận tiện, nhanh chóng trong quá trình ly hôn, nhiều cặp vợ chồng ghi tài sản chung tự thỏa thuận với nhau trong đơn yêu cầu thuận tình ly hôn. Chẳng hạn, trường hợp vợ chồng chị Linh, chồng chị nói với chị sẽ để lại toàn bộ tài sản chung cho chị và yêu cầu trong đơn thuận tình ly hôn tài sản chung ghi tự thỏa thuận. Sau đó, Tòa án đã ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, ghi nhận tài sản chung tự thỏa thuận.
Tưởng là đường ai nấy đi, không còn vướng bận gì nhau nữa, nhưng rắc rối ở chỗ chồng chị Linh không thực hiện như lời đã nói. Đầu tiên là anh ta bán chiếc xe bốn chỗ cho người em họ với lý do vợ chồng đã ly hôn nên anh ta có quyền bán mà không cần phải có ý kiến của chị Linh. Tiếp đến, anh ta yêu cầu chị Linh chia đất cho anh ta, còn nhà thì anh ta nhường cho chị Linh và trả cho anh ta một số tiền. Chị Linh vô cùng bất ngờ với lời đề nghị của chồng dù đã ly hôn và cũng hiểu rằng trước đây thỏa thuận là giao toàn bộ tài sản cho chị chỉ thỏa thuận miệng. Khi ly hôn chị Linh và chồng chị không yêu cầu Tòa án giải quyết phần tài sản chung vợ chồng; nay không thỏa thuận được thì chị Linh chỉ còn cách gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết bằng một vụ án dân sự khác. Rõ ràng mục đích tự thỏa thuận ngay từ đầu để việc ly hôn được nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc không những không đạt được mà còn kéo theo nhiều rắc rối phát sinh.
Chính vì vậy, đối với thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng, cả hai đương sự nên giải quyết rõ ràng một lần trong một vụ án ly hôn. Nếu thống nhất thì cả hai cần ghi rõ sự thỏa thuận phân chia tài sản chung trong đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn như phần tài sản nào thuộc người vợ, phần tài sản nào thuộc người chồng hoặc các bên tự chuyển giao tài sản thỏa thuận như: đối với tài sản là tiền, vàng, đồ dùng có giá trị trong gia đình thì có thể lập tờ thỏa thuận, có chữ ký của hai bên, có chứng thực; đối với các tài sản mà theo quy định phải đăng ký quyền sở hữu, như nhà đất, xe, tàu thuyền..., thì phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực, sau đó phải làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định để tránh những rắc rối về sau.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- giải quyết ly hôn trọn gói
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- ly hôn
- tư vấn giải quyết ly hôn
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tu van ly hon
- tư vấn ly hôn
- tư vấn ly hôn đơn phương
- tư vấn pháp luật
- tư vấn thuận tình ly hôn
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn ly hôn đơn phương với chồng
- Tranh chấp tài sản sau khi li hôn
- Tư vấn ly hôn đơn phương và tranh chấp tài sản, giành nuôi con
- Ly hôn đơn phương vì vợ không chịu hợp tác
- Tư vấn tranh chấp tài sản khi đơn phương ly hôn
- Ly hôn tặng nhà đất cho con
- Tôi có được hưởng thừa kế tài sản của chồng không?
- Tôi có được quyền yêu cầu chồng đóng tiền nuôi con không?
- Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động
- Không ly hôn có được chia tài sản chung?