Mẹ được quyền nuôi Con sau khi ly hôn

me-duoc-quyen-nuoi-con-sau-ly-honMong các luật sư hãy giúp tôi với ạ: Vợ chồng tôi lấy nhau được 4 năm có 1 con năm nay được 20 tháng. Đến nay vì nhiều lý do ko thể sống cùng nhau được nữa nên tôi quyết định ly hôn. Con trai tôi mới 20 tháng. Đối với tôi con là cuộc sống của tôi. Chính vì vậy Tôi muốn hỏi uật sư:

 

1. Tôi cũng biết là: về nguyên tắc,Con dưới 36 tháng là Mẹ nuôi nếu ko có sự thỏa thuận khác". Tôi cần chuẩn bị những điều kiện gì để chắc chắn được quyền nuôi Con(Nếu Bố cháu cũng giành quyền nuôi Con)

2. Vợ chồng Tôi ĐK kết hôn ở quê, và hiện tại đều làm việc và tạm trú ở Hà Nội thì nộp đơn ở đâu ạ? Và Thủ tục ntn à? Thời gian lâu ko ạ?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:

Về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi pháp luật sẽ ưu tiên quyền nuôi con, chăm sóc con cho người mẹ vì:

+ Về mặt sinh học con trong thời gian này cần chăm sóc cả về mặt sinh học, lẫn tâm sinh lý của đứa trẻ đảm bảo trẻ phát triển tốt nhất.

Tại điểm d mục 11 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định cụ thể về vấn đề trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).

Khi áp dụng quy định tại Điều 92 cần chú ý một số điểm sau đây:

a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN