vợ chồng ly hôn tôi có được quyến nuôi con không?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Em lập gia đình năm 2009, đến nay em có được bé trai 11 tháng tuổi,trong quá trình chung sống, do quan hệ giữa mẹ chồng và em xảy ra rất nhiều mâu thuẫn không thể cảm thông, không trực tiếp nói với người lớn được em chỉ biết than thở với chồng, nhưng lần nào nói với anh ấy, thì cũng là em sai, em trật, em xúc phạm sau lưng mẹ anh ấy
.những chuyện xảy ra, anh ấy điều biết hết, và mẹ anh lúc nào cũng tỏ ra cho tất cả mọi người biết rất thù ghét em ,gia đình em và cũng không ưa gì cháu nội. Thưa luật sư, vì điều kiện công việc, em là giáo viên, em đang công tác ở trường dạy gần nhà em, nên đến cuối tuần em mới về làm dâu được, chồng em thì mua bán phân bón thuốc trừ sâu tại nhà anh ấy
(nhưng chỉ là đại lý cấp 2, nhỏ lẽ), em cũng đã nhiều lần xin chuyển trường nhưng không được, mẹ chồng thì ngày càng thù ghét e, mỗi lần góp ý anh ấy thì anh ấy luôn bênh vực mẹ,vợ chồng mâu thuẫn cãi vã, thế là anh bỏ mặc vợ con, em bế tắc lắm vì không có chỗ dựa tin thần. Giờ em muốn ly hôn để 2 bên khỏi khó xử nữa.
Luật sư cho em hỏi nếu ly hôn em và chồng ai sẽ có cơ hội nuôi con nhiều hơn, và khi đã ly hôn, nếu em được quyền nuôi con thì gia đình chồng tự ý bắt con em thì có vi phạp pháp luật không?
Hộ khẩu em thì vẫn ở Thành phố Cao Lãnh, còn chồng em ở Thị xã Sa Đéc, lúc trước làm giấy kết hôn ở Thị xã Sa Đéc, giờ em đưa đơn xin ly hôn ở tòa án Thành phố Cao Lãnh được không?giấy kết hôn thì anh ấy giữ cả 2 bản.
xin luật sư giúp em vì em đang rất bế tắc. Em thành thật rất biết ơn!
Chào bạn !
TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:
Con bạn mới được 11 tháng tuổi thì nếu bạn yêu cầu ly hôn chắc chắn bạn sẽ có quyền nuôi con, pháp luật hôn nhân và gia đình quy định là con dưới 36 tháng tuổi là do người mẹ nuôi, nên điều này chắc chắn là bạn sẽ có quyền nuôi con, ít nhất là đến lúc con bạn 36 tháng tuổi. lúc đó người chồng có thể yêu cầu tranh chấp về quyền nuôi con nếu bạn không có thu nhập ổn định bằng anh ta và không có cơ sở để giáo dục nuôi dưỡng con tốt hơn anh ta. tuy nhiên pháp luật vẫn thường hay ưu tiên cho người mẹ.
Trường hợp anh chồng yêu cầu ly hôn thì sẽ không được chấp nhận vì con bạn chưa quá 12 tháng tuổi nên sẽ không được ly hôn nếu không được sự đồng ý của bạn.
-Nếu chồng bạn bắt con thì tất nhiên là vi phạm pháp luật rồi sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, nhưng chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi con bạn 18 tuổi và có quyền tham nom con theo bản án của tòa án.
Về ý thứ 2 đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân xã sa dec thì ly hôn tại cấp huyện của cùng thị xã đó bạn ah, không được nộp đơn ở cao lãnh.
-Tuy nhiên vấn đề là thế này bạn ah, các bạn là những cặp vợ chồng trẻ (con mới 11 tháng tuổi) nên tốt nhất bạn nên nghĩ lại thật kỹ quyết định đó của mình nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của hai bạn, và đặc biệt là của đứa bé, bạn không nên vì bất đồng hằng ngày mà làm đơn ly hôn pháp luật tuy không cấm nhưng làm thế với đứa nhỏ chưa đầy 1 năm tuổi thì hơi quá "tàn nhẫn" với đứa bé. tôi chỉ biết khuyên bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi làm thôi.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ ly hôn trọn gói
- dich vu ly hon tron goi
- giải quyết ly hôn trọn gói
- luat su giai quyet ly hon
- luat sư giỏi
- luat su gioi giai quyet ly hon
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- luat su tu van hon nhan gia dinh
- luat su tu van ly hon
- tu van luat
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn pháp luật
- tu van phap luat
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Khi ly hôn con dưới 3 tuổi giao cho ai nuôi
- Mẹ được quyền nuôi Con sau khi ly hôn
- Cam kết quyền nuôi con trước khi kết hôn
- Phân biệt tài sản chung và riêng của vợ, chồng?
- Tài sản của vợ, chồng có được hưởng sau ly hôn?
- Không phân chia tài sản riêng khi ly hôn
- Chia quyền sử dụng đất khi ly hôn và nghĩa vụ cấp dưỡng
- Chuyển tài sản chung của vợ chồng cho con sở hữu khi ly hôn?
- Bỏ tiền xây nhà chia tài sản khi ly hôn như thế nào?
- Chia tài sản chung vợ chồng là hiện vật khi ly hôn