Vợ đang mang thai có được ly hôn

vo-mang-thai-co-duoc-ly-honVợ tôi đang có bầu được 5 tháng chúng tôi kết hôn được 6 tháng. Do cả hai có nhiều mâu thuẫn không thể tiếp tục chung sống được nữa vì vậy tôi và vợ tôi đều muốn ly hôn. Khi tôi tới tòa nộp hồ sơ thì tòa không giải quyết nói là vợ tôi đang có thai nên không được ly hôn. Như vậy thì khi nào chúng tôi mới được giải quyết ly hôn mong luật sư tư vấn giúp tôi.

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy điều luật chỉ hạn chế quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của chồng trong trường hợp vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trong trường hợp của bạn nếu tình trạng hôn nhân trở lên trầm trọng không thể kéo dài được nữa, và để bảo vệ lợi ích của người mẹ và đứa trẻ thì vợ bạn có thể yêu cầu ly hôn đơn phương và nộp đơn tại tòa án nhân dân cấp Quận/Huyện nơi bạn đang cư trú.

Sau khi ly hôn về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, và trách nhiệm cấp dưỡng cho con sau ly hôn thuộc về người không trực tiếp nuôi con.

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với

người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến

việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu

Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó

Theo đó, việc cấp dưỡng cho con sau ly hôn là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con. Bạn có nghĩa vụ phải tôn trọng việc thực hiện nghĩa vụ đó của người không trực tiếp nuôi con, không được cản trở.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485hoặcTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”