Đơn phương ly hôn có được giành quyền nuồi con
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Em xin chia sẻ câu chuyện của em với luật sư mong luật sư tư vấn giúp em.Vợ chồng em kết hôn được 2 năm và có 1 bé trai 13 tháng tuổi. Từ khi mới quen anh, thấy anh cứng rắn lúc đó em cứ nghĩ anh bản lĩnh, rất đàn ông. Bây giờ thì sống trong chăn mới biết chăn có rận .
Lúc nào anh ấy cau có, dữ dằn, lúc nào mặt mày cũng hình sự , chưa kể tính khó chịu của anh ấy xét nét em đủ điều, em đi làm suốt ngày về rồi no nhà cửa và chăm con, những lúc em ốm anh còn không được 1 lời quan tâm còn bảo em là “ốm thế chưa chết được đâu”. Gần đây nhất là trận cãi nhau kịch liệt chỉ vì con biếng ăn không chịu ăn mà chồng cho em là đồ ngu , đồ đầu đất không biết nuôi con thì em cảm thấy xúc phạm ghê gớm . Con em nuôi hàng xóm khộng ai chê được vì bé cao to, mập mạp, thông minh đáng yêu lắm, Rồi lời qua tiếng lại , anh đã đánh em rồi còn xông đến bóp cổ. Thưa luật sư bây giờ em muốn ly hôn thì phải làm thế nào ạ, và em có được nuôi con không.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Theo khoản 3 điều 81 luật hôn nhân gia đình năm 2014. Về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Vì vậy theo như bạn cung cấp con bạn 13 tháng, quyền nuôi con sẽ được giao cho bạn trừ khi vợ chồng bạn có thỏa thuận khác.
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Sau khi bạn nộp hồ sơ tòa sẽ tiến hành giải quyết như sau:
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiện tòa án phải tiến hành thụ lý vụ án, tức thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, tòa án thụ lý án khi người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
+ Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (đoàn tụ hoặc thuận tình ly hôn); Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án; Đưa vụ án ra xét xử (nếu có một bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về con, tài sản).
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự.
+ Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử tòa án phải mở phiên tòa. Sau 15 ngày, kể từ ngày xét xử, nếu không có kháng cáo, kháng nghị, án sẽ có hiệu lực thi hành.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485hoặcTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
- Tư vấn hồ sơ thủ tục ly hôn
- Tư vấn chia tài sản nhà đất vợ chồng khi ly hôn
- Vợ chồng sau khi ly hôn quay về với nhau có phải đăng ký kết hôn không
- Vợ đang mang thai có được ly hôn
- Giải quyết tranh Chấp Tài Sản Khi Ly Hôn
- Thủ tục nhập quốc tịch cho con của người Việt Nam đang ở nước ngoài
- Nhập quốc tịch Việt Nam cho con chưa thành niên
- Nhập quốc tịch Việt Nam đối với người gốc Việt Nam
- Thủ tục nhập quốc tịch khi chưa có giấy xác nhận thôi quốc tịch