Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Vợ tôi ngoại tình, cô ấy không muốn ly hôn mà lại kêu tôi ly hôn thì hãy tự đi mà đơn phương ly hôn. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp ly hôn đơn phương thì cần những thủ tục thế nào, và điều luật như thế nào. Xin tư vấn giúp tôi. Quyền nuôi con thì phía nhà vợ tôi dành nuôi hết.
Hiện nay vợ chồng tôi sống với nhau không hạnh phúc vì vợ tôi đã có mối quan hệ bên ngoài với người khác, và hiện chúng tôi đã có 2 con chung được 3 tuổi và 2 tuôi. Hiện vợ tôi không cho tôi được về nhà thăm con và lo cho con. Nhưng cô ấy không muốn ly hôn mà lại kêu tôi ly hôn thì hãy tự đi mà đơn phương ly hôn. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp ly hôn đơn phương thì cần những thủ tục thế nào, và điều luật như thế nào. Xin tư vấn giúp tôi. Quyền nuôi con thì phía nhà vợ tôi dành nuôi hết.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Đối với trường hợp bạn muốn ly hôn đơn phương thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện, quận nơi mà vợ bạn cư trú và làm việc.( theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung 2011)
Hồ sơ ly hôn của bạn gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn xin ly hôn ( đơn phương)
+ Bản sao giấy chứng minh thư hoặc hộ chiếu (của vợ - chồng).
+ Bản sao hộ khẩu có chứng thực.
+ Giấy đăng ký kết hôn (bản gốc).
+ Bản sao Giấy khai sinh của các con.
+ Giấy xác nhận cư trú của bị đơn (tức của vợ bạn) (Xác nhận của công an phường, xã nơi bị đơn đang cư trú).
+ Giấy tờ chứng minh quyền nuôi con, tranh chấp về tài sản (Nếu có)
Đối với nghĩa vụ thăm nom:
Theo khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
Như vậy, bạn có quyền thăm nom con mà vợ bạn cũng như gia đình vợ bạn không được phép cản trở.
Về quyền nuôi con:
Theo khoản 2, 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó, trường hợp của bạn sẽ tính như sau:
- Đối với cháu 3 tuổi: Nếu cháu đủ 3 tuổi, thì khi có tranh chấp về quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố như: Môi trường sống, điều kiện kinh tế, phẩm chất đạo đức…. đảm bảo quyền lợi cho cháu để quyết định xem quyền nuôi con sẽ thuộc về ai.
- Đối với cháu 2 tuổi: Thường sẽ giao cho mẹ nuôi. Trừ trường hợp vợ bạn không đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con hoặc giữa hai vợ chồng bạn có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án có thể giao quyền nuôi con cho bạn.
Như vậy, bạn có quyền thỏa thuận với vợ bạn nuôi con theo quy định của pháp luật.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485hoặcTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn hồ sơ thủ tục ly hôn
- Tư vấn chia tài sản nhà đất vợ chồng khi ly hôn
- Vợ chồng sau khi ly hôn quay về với nhau có phải đăng ký kết hôn không
- Vợ đang mang thai có được ly hôn
- Giải quyết tranh Chấp Tài Sản Khi Ly Hôn
- Thủ tục nhập quốc tịch cho con của người Việt Nam đang ở nước ngoài
- Nhập quốc tịch Việt Nam cho con chưa thành niên
- Nhập quốc tịch Việt Nam đối với người gốc Việt Nam
- Thủ tục nhập quốc tịch khi chưa có giấy xác nhận thôi quốc tịch
- Thủ tục xin nhập quốc tịch cho trẻ em