Luật sư giải quyết tranh chấp lao động
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Ngày nay, tranh chấp lao động diễn ra ngày càng phức tạp cả về số vụ việc cũng như tính chất của tranh chấp. Các tranh chấp đó chủ yếu là những tranh chấp về quyền lợi và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác về thực hiện hợp đồng lao động, Thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề.
Trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào thì việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ luôn là điều kiện cần thiết để thúc đẩy sản xuất phát triển, giảm tranh chấp lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, những quy định về quan hệ lao động hài hòa vẫn chưa được người sử dụng lao động và người lao động thực hiện nghiêm túc, trong đó có trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động và tổ chức công đoàn.
Tranh chấp lao động được chia thành: Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể:
+ Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp lao động giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động, phát sinh trong quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật lao động vào từng quan hệ lao động cụ thể. Nội dung của những tranh chấp lao động này là quyền và lợi ích của cá nhân người lao động hoặc người sử dụng lao động.
+ Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể người lao động. Nội dung của tranh chấp lao động tập thể thường liên quan đến lợi ích của cả một tập thể người lao động. Chúng có thể phát sinh trong việc thực hiện các điều khoản đã thoả thuận giữa các bên về điều kiện lao động hoặc trong việc thiết lập các quyền và nghiệp vụ của các bên mà trước đó các bên chưa thoả thuận hoặc do các yếu tố thực hiện phát sinh tại thời điểm tranh chấp. Bao gồm:
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là những tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động hoặc các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp, đơn vị.
- Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là những tranh chấp về quyền nghĩa vụ chưa được pháp luật quy định hoặc chưa được các bên cam kết, ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể.
Theo quy định của pháp luật lao động, tranh chấp lao động được giải quyết theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc thứ nhất: Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp.
- Nguyên tắc thứ hai: Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích của hai bên, tôn trọng ích chung của xã hội.
- Nguyên tắc thứ ba: Giải quyết tranh chấp lao động công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật.
- Nguyên tắc thứ tư: Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đây là một trong những nguyên tắc đặc thù của việc giải quyết tranh chấp lao động so với việc giải quyết các loại tranh chấp khác.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485hoặcTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Ly hôn và tranh chấp tài sản chung vợ chồng
- Án phí chia tài sản ly hôn
- Thỏa thuận phân chia tài sản vợ chồng
- Ly hôn đơn phương khi chồng không đồng ý
- Không có giấy chứng nhận kết hôn có ly hôn được không
- Ngoại tình có được chia tài sản khi ly hôn không
- Đơn phương ly hôn có được giành quyền nuồi con
- Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
- Tư vấn hồ sơ thủ tục ly hôn
- Tư vấn chia tài sản nhà đất vợ chồng khi ly hôn