Từ bỏ quyền nhận con có phạm tội không

tu-bo-quyen-nhan-con-co-bi-pham-toiThưa Luật sư! Tôi có một vấn đề muốn được Luật sư tư vấn giúp: Hai người yêu nhau, khi biết bạn gái có thai thì dọn về ở chung được 4 tháng thì bạn gái sinh con. Bạn trai là sinh viên năm cuối, bạn gái làm công nhân may.Khi bạn gái vào viện sinh con thì bạn trai ở nhà dọn đồ và lấy hết tiền bỏ đi. Bạn trai kia hoàn toàn chối bỏ trách nhiệm làm cha tính đến nay đã được 4 tháng. Cho hỏi vậy người bạn trai có phạm tội gì không và người bạn gái kia có quyền yêu cầu những điều gì trong trường hợp này? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật hôn nhân gia đình giúp tôi!

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Thứ nhất, trường hợp của bạn, khi biết bạn gái có thai thì hai người đã dọn về ở chung được 4 tháng, như vậy mới chỉ ở chung hoàn toàn chưa đăng ký kết hôn. Và rất éo le là người bạn trai kia lại không muốn nhận đứa trẻ và trốn tránh nghĩa vụ làm cha. Do đó vụ việc này sẽ không được giải quyết dưới khía cạnh hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình. Tuy vậy, luật hôn nhân và gia đình vẫn có quy định cụ thể về việc xác định cha, mẹ cũng như nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con trên quan hệ huyết thống. Cụ thể, Điều 88 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về xác định cha, mẹ như sau:

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Đứa bé bạn mà bạn gái sinh ra là “con sinh ra trước ngày đang ký kết hôn”, do đó nghĩa vụ của bố và mẹ là phải công nhận đứa bé này. Người mẹ có bằng chứng về việc đứa bé trong bụng bạn là con của người bạn trai kia, nên nếu người kia có ý định phủ nhận thì phải có bằng chứng và phải được Tòa xác định. Do đó, bạn có thể yêu cầu Tòa án can thiệp để buộc người kia thực hiện nghĩa vụ của cha đối với con bạn.

Thứ hai, về nghĩa vụ cấp dưỡng, Điều 107 quy định:

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Theo đó, khi đã xác định được cha đứa bé thì nghĩa vụ cấp dưỡng là bắt buộc và không thể trốn tránh. Do vậy, trước mắt bạn nên nói chuyện với cha đứa trẻ để để nghị người đàn ông này nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của người cha. Nếu người đó không đồng ý thì bạn có thể yêu cầu Tòa án can thiệp.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”