Tư vấn chồng bạo lực gia đình

tu-van-chong-bao-luc-gia-dinhXin chào luật sư! Tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn. Năm 2010 tôi và chồng tôi xảy ra mâu thuẫn, anh đưa đơn ly hôn ra tòa, sau được hòa giải tới nay được 5 năm anh đi đâu làm gì mẹ con tôi không biết, anh cũng không quan tâm, nuôi dưỡng. Thi thoảng anh về ở với mẹ chồng tôi, anh lại xúc phạm đánh đập và đe dọa mẹ con tôi. Vậy anh có quyền gì đối với mẹ con tôi không? Tôi phải làm gì để tôi yên tâm làm ăn và các con tôi yên tâm học tập.

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Bạn và chồng bạn đã đưa đơn ly hôn ra Tòa án và được hòa giải cách đây 5 năm nghĩa là 2 người vẫn là vợ chồng hợp pháp, chưa tiến hành thủ tục ly hôn. Hành vi của chồng bạn đánh đập và đe dọa mẹ con bạn là hành vi bạo lực gia đình. Bạn nên báo cho các cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn tình trạng này căn cứ điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007:

"Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu."

Bạn và con bạn có quyền báo cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư để họ kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý. Hành vi của chồng bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”