Chồng đồng ý ký đơn nhưng không chịu ra tòa giải quyết ly hôn
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Xin chào văn phòng luật sư, tôi có câu hỏi mong quý luật sư giúp đỡ. Hiện nay tôi và chồng có thỏa thuận chồng sẽ ký vào đơn xin ly hôn thuận tình, tuy nhiên anh lại không cung cấp được giấy đăng ký kết hôn, chứng minh thư, hộ khẩu thường trú mà những giấy tờ này đều do bố mẹ chồng tôi giữ.
Vậy tôi có tiến hành xin ly hôn thuận tình được không ?. Bố mẹ chồng tôi hiện nay đang giũ con của tôi và ông bà chỉ chấp nhận trả con cho tôi nuôi khi tôi có bản án ly hôn tại tòa đồng ý cho tôi là người trực tiếp nuôi cháu. Con tôi hiện nay được hơn 1 tuổi vậy tôi có quyền nuôi cháu không. Tôi và bố cháu đều có công việc ổn định ?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Hiện tại bạn và chồng xin ly hôn thuận tình nhưng chồng bạn chỉ ký vào mẫu đơn mà không hợp tác cung cấp giấy tờ cần có cho bộ hồ sơ xin ly hôn.
Như vậy bạn có thể tìm kiếm những giấy tờ này như sau:
Bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ ly hôn, gồm có:
+ Đơn xin ly hôn thuận tình.
+ Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính, của vợ và chồng)
+ Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứngnhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn.
+ Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con, trong trường hợ mất có xin lại như giấy ĐKKH)
+ Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
Bạn vẫn tiến hành được việc xin ly hôn thuận tình khi cấp đủ được những giấy tờ bản sao trên.
-)Thời gian giải quyết: Thủ tục có thể kéo dài khoảng gần 1 tháng.
-) Bố mẹ chồng bạn không có quyền giữ con của vợ chồng bạn. Hiện tại cháu được hơn 1 tuổi, về nguyên tắc cháu sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
-Như vậy bạn sẽ là người trực tiếp nuôi cháu nều như không có thỏa thuận nào khác, bạn vấn muốn nuôi con và bạn đủ điều kiện ( về vật chất, kinh tế, khả năng tài chính, thời gian, tình cảm cho con…)
-> Bạn có thể yêu cầu tòa án và cơ quan thi hành án can thiệp nếu như ông bà nội, hay chồng bạn có những hành vi ngăn cản bạn đớn con:
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn
- Thủ tục ly hôn thuận tình và thẩm quyền giải quyết
- Thuận tình ly hôn và tranh chấp tài sản
- Thủ tục đăng ký kết hôn với người Na Uy
- Tư vấn chồng bạo lực gia đình
- Từ bỏ quyền nhận con có phạm tội không
- Chung sống như vợ chồng từ năm 1990 có được đăng ký kết hôn
- Tòa án căn cứ vào tiêu chuẩn nào để dành được quyền nuôi con
- Tư vấn quyền nuôi con và chia tài sản khi ly hôn
- Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ly hôn chia thế nào