Tư vấn Đơn phương ly hôn khi vắng mặt một bên
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Dì tôi do cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc nên muốn ly hôn với chú. Do chú không chịu ly hôn nên dì đành đơn phương đưa đơn ra Tòa án và đã có giấy triệu tập TAND. Nhưng hôm đó chú không đến và đã lên xe về quê trốn tránh. Khi lên tòa, Thẩm phán yêu cầu phải có hai vợ chồng mới giải quyết, nhưng chú tôi không chịu về địa phương để giải quyết. Xin hỏi luật sư, trường hợp này dì tôi phải làm sao để có thể ly hôn? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (LHNGĐ), Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (NQ 02/2000/NQ-HĐTP).
Theo quy định tại Điều 85 LHNGĐ thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn” và Điều 91 Luật này “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”. Theo đó, điểm b khoản 10 của Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP có quy định cụ thể “Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung”.
Căn cứ vào các quy định pháp luật nói trên, Tòa án phải thực hiện thủ tục niêm yết công khai để triệu tập bị đơn theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 154 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011(BLTTDS).
Nếu Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà người chồng cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu người chồng vẫn không có mặt tại phiên tòa thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn theo quy định tại Điều 200 BLTTDS cụ thể là:
“1. Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.
2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ”.
Như vậy, theo các quy định trên, Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn cho dì bạn kể cả khi người chú không chịu có mặt tại phiên tòa.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Vợ đang mang thai có quyền đơn phương ly hôn không
- Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi sống ly thân
- Xác định con chung đã thành thai trong thời kỳ hôn nhân và được sinh ra sau khi ly hôn
- Chia tài sản thừa kế trong khối tài sản chung vợ chồng
- Thủ tục để ly hôn với người không rõ địa chỉ cư trú
- Làm gì giành quyền nuôi con khi ly hôn
- Nghĩa vụ trả nợ chung khi vợ chồng ly hôn
- Chồng vay tiền vợ có nghĩa vụ trả nợ thay chồng không
- Chồng có nghĩa vụ phải thanh toán nợ cho vợ không
- Vợ ký giấy vay nợ chồng có trách nhiệm gì