Luật sư tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Hiện nay con đang sống cùng gia đình nhà chồng, con trai con được 4 tuổi đang học trường mầm non, bé thường quấn quít bà nội hơn là mẹ, bé ít khi đòi ba. 1 đêm ngủ với mẹ và 1 đêm ngủ với ông bà Nội. Bé cũng thích về ngoại và cũng chịu ông bà Ngoại.
Cách đây gần 1 năm, khi đi làm con đã ngoại tình với 1 người trong công ty. Chồng con phát hiện và đã bắt con nghỉ làm đến nay được 9 tháng. Trong khoảng thời gian này anh ấy thường hay nhậu và về nhà đập phá nhà cửa, gây gỗ, đánh chưởi con và còn quen người khác trong cơ quan của anh ấy. Ngoài việc lạnh nhạt với con thì anh ấy còn hạn chế việc đi lại của con, về nhà Ba Mẹ đẻ cũng phải xin phép mới được về (không cho mà cứ đi thì về bị anh ấy đánh chưởi), không cho gặp gỡ tiếp xúc với bạn bè thân thiết, kể cả điện thoại hay facebook cũng không.
Xin cho con nói thêm về việc ngoại tình. Chồng con chỉ thấy những tin nhắn và 1 cuộc điện thoại của con và người đó và lời thừa nhận của con thôi, ngoài ra thì không có gì khác. Ba mẹ đẻ của con đòi chồng phải đưa ra bằng chứng rõ ràng rằng hình ảnh hay là ngày nào tháng nào ở đâu ai là người phát hiện (kiểu như bắt gian phải bắt tận giường) việc ngoại tình đó. Kể cả việc chồng con quen người khác cũng vậy, con cũng chỉ biết thôi chứ cũng không có bằng chứng gì Nay con muốn ly hôn với anh ấy vì không muốn kéo dài cuộc sống như vậy nữa. Vậy luật sư cho con hỏi, nếu con ly dị thì con của con ai sẽ được tòa án cho nuôi bé nếu cả ba và mẹ đều muốn dành nuôi bé. Tòa án có trút quyền nuôi con của con với việc ngoại tình như thế không (nếu mai này ra tòa chồng con đưa ra hình ảnh làm bằng chứng) vì việc ngoại tình này đã qua 9 tháng rồi và hiện nay con không liên lạc với người đó và cũng không quen bất cứ ai? Chồng con làm bảo vệ với mức lương trên hợp đồng là chưa được 2 triệu đồng/tháng và hay trực đêm (1 đêm trực và 1 đêm ở nhà). Nếu con có hợp đồng lao động với 1 công ty với mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng thì con được nuôi bé không? Nếu con ly hôn thì con sẽ về ở nhà Ba Mẹ đẻ của con (2 gia đình cách nhau 5 phút đi lại và ở thành phố)
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Sau khi tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề của chị, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc chị muốn đơn phương ly hôn với chồng:
Căn cứ theo quy định Tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thì căn cứ để Tòa án cho ly hôn là :Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trong trường hợp của chị, theo thông tin chị cung cấp chồng chị có những hành vi bạo lực gia đình như thường xuyên đánh chửi chị nên chị hoàn toàn có căn cứ để yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn cho chị.
Thứ hai về vấn đề xác định quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Căn cứ theo khoản 2 , khoản 3 Điều 81, Luật Hôn nhân gia đình về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn thì:
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, dẫn chiếu vào trường hợp của chị, do cháu bé đã được 4 tuổi nên Tòa sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần và phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn được sống trực tiếp với ai để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng. Cụ thể, Tòa án sẽ xem xét một cách tổng hợp trên 03 phương diện sau đây để quyết định việc trao quyền nuôi con cho bạn hoặc chồng bạn:
- Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập,…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
- Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Trường hợp của bạn mức thu nhập của bạn cao hơn mức thu nhập của chồng, chồng bạn làm nghề bảo vệ ca đêm, thường xuyên vắng nhà không có nhiều thời gian để chăm sóc cháu. Về lý thuyết, nếu cháu sống với mẹ thì cháu sẽ có thể được chăm sóc tốt hơn. Do đó, khả năng bạn sẽ giành được quyền trực tiếp nuôi con là rất cao.
Việc đưa ra dẫn chứng bạn ngoại tình chỉ có thể là căn cứ để Tòa cho chồng bạn giành quyền nuôi con khi chồng bạn chứng minh được rằng vì bạn ngoại tình mà việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục… của cháu bé không được đảm bảo. Như vậy việc ngoại tình không là căn cứ để Tòa án trút quyền trực tiếp nuôi con của bạn, căn cứ xác định người trực tiếp nuôi con bên cạnh việc theo quy định của pháp luật (khoản 2, khoản 3 Điều 81) và các căn cứ thực tế đảm bảo cho quyền và lợi ích của con được đảm bảo tốt nhất.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- giành quyền nuôi con khi ly hôn
- luat su
- luat su uy tin
- ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
- quyền nuôi con khi ly hôn
- thủ tục ly hôn đơn phương
- thủ tục thuận tình ly hôn
- tranh chap gianh quyen nuoi con
- tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn
- tu van luat uy tin
- tu van ly hon
- tư vấn ly hôn đơn phương
- tư vấn pháp luật
- tư vấn thủ tục ly hôn
- tư vấn thuận tình ly hôn
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
- Làm sao để được thăm nom con sau ly hôn
- Luật sư tư vấn đơn phương ly hôn
- Tư vấn thuận tình ly hôn khi vợ chồng không cùng nơi cư trú
- Người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn ly hôn
- Tư vấn quyền thăm nom con
- Luật sư tư vấn giải quyết nợ chung khi ly hôn
- Luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn
- Xác định mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn
- Quyền nuôi con chưa thành niên đủ 7 tuổi trở lên