Có con bằng thụ tinh nhân tạo, khi ly hôn ai phải cấp dưỡng
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tám tháng trước, vợ chồng tôi sinh con gái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Hiện chúng tôi muốn ly hôn nhưng anh ấy từ chối cấp dưỡng, cho rằng không phải con mình.Xin hỏi nghĩa vụ người cha có con sinh bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo như thế nào? Việc chồng tôi không nhận con và từ chối cấp dưỡng có đúng không? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.
Đối chiếu với quy định trên, việc sinh con của vợ chồng bạn thuộc trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Vấn đề xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được quy định cụ thể tại Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
“1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
2. Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.…”.
Bên cạnh đó, Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng…
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được tòa án xác định.”
Như vậy, theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, dù vợ chồng bạn sinh con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo nhưng con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân do đó cháu bé vẫn được xác định là con chung của vợ và chồng. Nếu chồng bạn không thừa nhận cháu bé là con thì phải có chứng cứ và phải được tòa án xác định.
Trong trường hợp việc ly hôn của vợ chồng bạn được tòa án chấp nhận và tòa tuyên cháu bé là con chung của hai vợ chồng thì khi chồng bạn không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Có phải chỉ được lấy vợ mới sau ly hôn 3 năm
- Quyền nuôi con khi ly hôn theo pháp luật
- Dịch vụ giải quyết ly hôn đơn phương
- Thuê luật sư giải quyết quyền nuôi con sau ly hôn
- Luật sư tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn
- Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
- Làm sao để được thăm nom con sau ly hôn
- Luật sư tư vấn đơn phương ly hôn
- Tư vấn thuận tình ly hôn khi vợ chồng không cùng nơi cư trú
- Người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn ly hôn