Làm sao đòi lại được con từ chồng cũ
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi lo lắng cho con mà không biết phải làm sao vì anh ấy không cho gặp cháu.Tôi ly hôn đã khoảng 4 năm vì rất nhiều lý do và được tòa cho phép nuôi 2 con. Cách đây 2 năm, con trai 12 tuổi muốn về ở với ba, tôi đã đồng ý vì nghĩ thỉnh thoảng anh ấy sẽ cho con trai thăm tôi như tôi vẫn cho anh ấy gặp con gái. Nhưng hiện nay anh ấy không cho con trai gặp tôi.
Tôi lo lắng cho sức khỏe của cháu mà không biết phải làm sao. Chính quyền địa phương thì nhiều lần xem đây là việc nội bộ tranh chấp giữa tôi và gia đình chồng cũ nên không giải quyết, hơn nữa tôi đã bị gạch tên khỏi hộ khẩu.
Tôi nghĩ tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lý của com, có khi là tính mạng vì anh ấy thường không kiểm soát được cơn giận. Kính mong quý báo tư vấn giúp cách nào để đem con trai về sống bên tôi. Tôi tha thiết cầu xin sự giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.
Điều 82 Luật này quy định cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Để đảm bảo quyền lợi của con, pháp luật cũng cho phép được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó, khi cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì cha, mẹ có quyền yêu cầu tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên.
Căn cứ các các quy định nêu, việc trước đây bạn đồng ý cho con trai về sống với cha là thỏa thuận của cha mẹ nhưng thỏa thuận này chưa được pháp luật công nhận. Các bạn chưa yêu cầu tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con, do vậy, bản án giao 2 con cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng vẫn có hiệu lực thi hành. Các bên có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện quyết định của tòa án. Việc người cha không cho bạn gặp con là xâm phạm đến quyền lợi của con và quyền được năm nom con của bạn.
Để bảo vệ các quyền nói trên, bạn có thể đề nghị các tổ chức đoàn thể ở địa phương, các thầy cô giáo của cháu đến vận động, thuyết phục cha của cháu thay đổi cách suy nghĩ và hành xử đối với con. Trường hợp cha mẹ có mâu thuẫn thì cũng phải giải quyết dứt điểm và triệt để bởi nhiều trường hợp chính những mâu thuẫn của cha mẹ là nguyên nhân dẫn đến ứng xử không đúng mực của các bên đối với con.
Trường hợp vận động, thuyết phục không đạt kết quả thì bạn có quyền đề nghị Công an, UBND xã, phường nơi cha cháu cư trú để được giải quyết, xử lý đối với hành vi vi phạm. Việc bạn bị gạch tên trong sổ hộ khẩu không liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp của chính quyền địa phương.
Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực trong đó có phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc xử phạt hành chính thường không mang lại hiệu quả lâu dài. Do vậy, cần phải động viên, giải thích để người vi phạm nhận thức hậu quả từ việc làm của mình đối với con cái từ đó dẫn tới sự tự giác trong hành vi ứng xử của họ.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- giành quyền nuôi con khi ly hôn
- luat su
- luat su uy tin
- ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
- quyền nuôi con khi ly hôn
- thủ tục ly hôn đơn phương
- thủ tục thuận tình ly hôn
- tranh chap gianh quyen nuoi con
- tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn
- tu van luat uy tin
- tu van ly hon
- tư vấn ly hôn đơn phương
- tư vấn pháp luật
- tư vấn thủ tục ly hôn
- tư vấn thuận tình ly hôn
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Có được ly hôn vì không hoà hợp chuyện vợ chồng
- Có con bằng thụ tinh nhân tạo, khi ly hôn ai phải cấp dưỡng
- Có phải chỉ được lấy vợ mới sau ly hôn 3 năm
- Quyền nuôi con khi ly hôn theo pháp luật
- Dịch vụ giải quyết ly hôn đơn phương
- Thuê luật sư giải quyết quyền nuôi con sau ly hôn
- Luật sư tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn
- Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
- Làm sao để được thăm nom con sau ly hôn
- Luật sư tư vấn đơn phương ly hôn