Tôi có phải trả nợ thay chồng

toi-co-phai-tra-no-thay-tienTôi kết hôn năm 2006, hiện có 02 con. Vợ chồng không có tài sản chung.Trước khi kết hôn chồng tôi có tài sản riêng là một thửa đất lúa do anh đứng tên chủ sỡ hữu và anh đã vay ngân hàng trước đó ( tôi không được biết ). Đến tháng 05/2013 chồng tôi mang HĐ vay ngân hàng về bảo tôi ký tên bảo lãnh để đáo hạn, tôi không đồng ý vì trước anh đã vay mà đâu cần chữ ký của tôi, và tiền vay làm gì tôi cũng đâu biết, anh năn nỉ bảo rằng anh đã vay nóng bên ngoài để đáo hạn nếu tôi không ký ngân hàng sẽ không cho vay, trước hoàn cảnh đó tôi buột lòng phải ký tên.

Anh bảo vì hùn với bạn mua đất mà giờ không bán được, tôi luôn hối thúc anh bán đất trả nợ vì tôi thừa biết mình không gánh nổi số tiền vay đó. Đến tháng 11/2013 anh bỏ nhà đi mà không nói lời nào, tôi chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra thì rất nhiều người đến đòi nợ anh mà tất cả tôi đều không biết nên chủ nợ không thể làm gì được tôi thế là họ không đến nữa. Hơn 1 năm qua anh không hề liên lạc về nhà, một mình tôi phải nuôi con, giờ tòa án đã gửi giấy mời về món nợ tôi đã ký bảo lãnh, giờ tôi phải làm sao trong trường hợp này, tôi có bị buột phải trả nợ không?Nếu phát mãi tài sản thì tôi có quyền định đoạt tài sản đó không?Nếu tài sản thế chấp đó không đủ trả nợ thì sao? Giờ tôi muốn ly hôn thì phải làm sao?Mong sớm nhận được câu trà lời vì 27/1 tới là ngày hẹn của tòa án. Xin cảm ơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo quy định tại Điều 631 BLDS 2005 thì khi bạn ký vào giấy bảo lãnh vay Ngân hàng cho chồng bạn tức là bạn đã có trách nhiệm trả nợ thay cho chồng bạn nếu như đến thời hạn cam kết mà chồng bạn không trả được khoản tiền đã vay. Như vậy, đối với khoản nợ ngân hàng của chồng bạn, bạn là người có trách nhiệm trả. Mức phải trả cụ thể là bao nhiều phụ thuộc vào phạm vi bảo lãnh mà bạn đã ký.

Nếu đến thời hạn trả nợ, mà người vay nợ không có khả năng trả thì tài sản thế chấp để vay nợ sẽ được xử lý. Theo quy định tại Điều 355 BLDS 2005 thì tài sản thế chấp được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá. Như vậy, nếu như khi vạy nợ các bên có thuận về việc xử lý tài sản thì thực hiện theo thỏa thuận, nếu không có thì tài sản sẽ được bán đáu giá. Sau khi bán tài sản thế chấp thì số tiền này được dùng để thanh toán nợ cho ngân hàng, nếu thiếu thì ngân hàng có quyền yêu cầu bạn thanh toán phần còn thiếu từ những tài sản khác mà bạn có.

Trong trường hợp bạn muốn ly hôn, thì bạn có thể làm đơn gửi tới Tòa án huyện nơi vợ chồng bạn cư trú để được giải quyết.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”