Viên chức sinh con thứ ba có bị xử lý kỷ luật không
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có một thắc mắc như sau mong Luật sư giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi năm nay 33 tuổi, hiện đang là giáo viên dạy Trung học phổ thông, chồng tôi làm kinh doanh tự do, chúng tôi lấy nhau đã được 7 năm và sinh được hai đứa con gái.
Do chưa có con trai nên chồng tôi muốn tôi sinh con thứ ba và dùng biện pháp y tế can thiệp để sinh con trai nhưng tôi cũng đã nói về vấn đề kỷ luật tuy nhiên chồng tôi có đủ khả năng nuôi cả gia đình nên không quan tâm tới chuyện đó. Vậy tôi xin hỏi nếu tôi sinh con thứ ba thì tôi bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Thứ nhất: Vấn đề sinh con thứ ba đối với viên chức
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của pháp lệnh dân số về vấn vấn đề trường hợp sinh con thứ ba và Nghị định 18/2011/NĐ-CP sửa đổi Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP theo đó:
“1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh”.
Nếu vợ chồng bạn sinh con thứ ba thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì bạn sẽ không vi phạm quy định về sinh một hoặc hai con. Tuy nhiên theo như Nghị định 176/2013/NĐ-CP thay thế nghị định 114/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa. Đối với Đảng viên vi phạm chính sách dân số thì xử lý kỷ luật về đảng theo Quyết định số 09-QĐ/TW ngày 24/3/2011 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Hiện nay, có một số Bộ, Ngành đã ban hành Thông tư, quyết định; Hội đồng nhân dân ở một số tỉnh đã ban hành Nghị quyết về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, trong đó có hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm sinh con thứ ba trở lên. Theo đó, hình thức xử lý cụ thể đối với cán bộ, công chức vi phạm được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ, Ngành, Địa phương nơi cán bộ, công chức đó công tác.
Thứ hai: Vấn đề chọn giới tính thai nhi
Năm 2003, Pháp lệnh Dân số quy định tại khoản 2, Điều 7 “Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, theo đó, mọi hành vi như phổ biến các biện pháp tạo giới tính, chẩn đoán giới tính thai nhi bằng xét nghiệm máu, siêu âm, hoặc loại bỏ thai nhi vì lý do giới tính” đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định tại Điều 83 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì hành vi của chồng bạn muốn có sự can thiệp của y tế để sinh con trai là hành vi lực chọn giới tính thai nhi
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
b) Cung cấp thuốc để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
c) Nghiên cứu các phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Như vậy, nếu Bộ, Ngành, Địa phương nơi bạn đang công tác có quy định về vấn xử lý kỷ luật với viên chức sinh con thứ ba thì bạn sẽ chịu sự xử lý theo quy định của đơn vị chị đang công tác. Vấn về sinh con thứ ba mà bạn không đồng ý hoặc chồng bạn muốn can thiệp y tế để lựa chọn giới tính thai nhi thì chồng bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
- Đơn phương ly hôn vì chồng có hành vi bạo lực gia đình
- Rút đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật có được không
- Người có họ trong phạm vi 3 đời được pháp luật quy định như thế nào
- Yêu cầu mức cấp dưỡng nuôi con vượt quá khả năng thì làm thế nào
- Bạo lực gia đình và ép ký đơn ly hôn có vi phạm pháp luật không
Thông tin luật cũ hơn
- Chia tài sản sau khi ly hôn như thế nào
- Đăng kí kết hôn với người nước ngoài mất bao lâu
- Vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới được pháp luật quy định như thế nào
- Tài sản chung, riêng của vợ chồng được pháp luật quy định như thế nào
- Thế nào là tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
- Mức cấp dưỡng cho con được pháp luật quy định như thế nào
- Ông bà có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho cháu không
- Ly hôn không có xác nhận nơi cư trú của chồng như thế nào
- Việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con được pháp luật quy định như thế nào
- Có thể tạm hoãn việc ly hôn hay không