Bạo lực gia đình và ép ký đơn ly hôn có vi phạm pháp luật không

bao-luc-gia-dinh-va-ep-ky-don-ly-hon-co-vi-pham-phap-luat-khongVợ chồng tôi chung sống với với nhau được 30 năm. Trong thời gian chung sống chúng tôi có mua một mảnh đất do chồng tôi đứng tên. Chồng tôi luôn ra uy vì nói rằng mảnh đất đó là của anh ta, tôi mà cãi lại là sẽ đuổi mẹ tôi ra khỏi nhà.

Khi tôi phát hiện chồng tôi có bồ bên ngoài đã gây gổ thì anh ta đánh đập tôi và bắt tôi ký vào đơn ly hôn để đón người phụ nữa kia về cùng chung sống và nói sẽ cho cô ta mảnh đất kia. Chồng tôi có vi phạm pháp luật không? Và nếu ly hôn thì tôi sẽ được chia bao nhiêu?

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Thứ nhất: Tất cả các hành vi bạo lực gia đình như: đánh vợ, chửi con, đuổi vợ, con ra khỏi nhà… đều bị pháp luật nghiêm cấm

Theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007:

“1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”

Bởi vậy, các hành vi của chồng chị nằm trong số các hành vi bạo lực gia đình. Tùy theo tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi, các hành vi trên có thể bị xem xét xử phạt hành chính hoặc thậm chí xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bố bạn đánh đập vợ và các con là vi phạm pháp luật.

Thứ hai: Việc chồng chị đứng tên trên sổ đỏ không đủ để xác định quyền sở hữu riêng đối với tài sản chung

Để xác định các phần tài sản thuộc vào tài sản chung của hai vợ chồng chị, cần căn cứ vào nguồn gốc tạo nên tài sản đó chứ không phải là người thực hiện các giao dịch mua bán hay người đứng tên các tài sản đó.

Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”

Theo quy định trên, nếu như tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân mà chồng chị không chứng minh được thuộc sở hữu riêng của mình thì khi ly hôn, chị sẽ được chia một nửa theo quy định của pháp luật.

 

Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”