Thay đổi người nuôi con khi con qua 36 tháng tuổi
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Vợ chồng tôi ly hôn đã được 1 năm, khi chúng tôi ly hôn Tòa án quyết định giao con 28 tháng tuổi cho vợ tôi nuôi dưỡng, chăm sóc.
Hiện nay, cháu đã được hơn 3 tuổi, mẹ cháu bận công việc, không có thời gian chăm con, thường xuyên đưa con cho ông bà ngoại chăm sóc. Tôi có đủ thời gian và điều kiện để nuôi dưỡng cháu thì tôi có thể yêu cầu đòi quyền nuôi cháu không? Tòa án nào sẽ giải quyết yêu cầu của tôi?
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Thứ nhất: Pháp luật cho phép anh được tranh chấp đòi quyền nuôi dưỡng con.
Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
3. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
…”
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều luật trên thì nếu như mẹ cháu bé không còn đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cháu thì anh có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng cháu.
Thứ hai: Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2005 sủa đổi bổ sung 2011:
“Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
1. Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;
…”
Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;”
Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định như sau:
“Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
Tranh chấp về cấp dưỡng.
Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định”
Theo quy định trên, Tòa án nhân dân quận, huyện nơi vợ anh cư trú, làm việc sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi quyền nuôi con của anh.
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Thời gian giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn
- Quyền của cha mẹ trong việc quyết định cho con nuôi
- Chấm dứt quan hệ cha mẹ ruột với con ruột có được không
- Thế nào là mục đích hôn nhân không đạt được
- Xử phạt hành vi hành hạ thành viên gia đình
- Tòa án chưa giải quyết đơn ly hôn thì có được hưởng thừa kế
- Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới
- Đã ly hôn, sau bao lâu thì được kết hôn lại
- Có thể thôi cấp dưỡng cho con được hay không
- Vợ chồng được phép sinh bao nhiêu con