Quyền của cha mẹ trong việc quyết định cho con nuôi
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi và vợ đã ly hôn cách đây 2 năm, sau đó tôi đi nước ngoài sinh sống và lấy vợ bên đó, chúng tôi con 1 đứa con gái chung năm nay 6 tuổi và vợ tôi đã nuôi con sau khi chúng tôi ly hôn, tôi vẫn cấp dưỡng đầy đủ cho con hàng tháng.
Nay tôi nghe tin vợ cũ muốn đi thêm bước nữa và định cho con gái tôi làm con nuôi vợ chồng người bạn đồng nghiệp hiếm muộn nhưng cô ấy không hỏi ý kiến của tôi và lấy lý do tôi đi nước ngoài lấy vợ, sinh sống không bao giờ về thăm con nên không cần phải hỏi tôi. Vậy vợ cũ của tôi làm như thế có được không?
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi như sau:
Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó
Cha mẹ đẻ của trẻ luôn có quyền ngang nhau trong việc quyết định có cho con làm con nuôi hay không, việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi chỉ hợp pháp và được thực hiện khi có sự đồng ý của cả bố và mẹ đẻ của đứa trẻ đó thể hiện trong giấy thỏa thuận việc cho và nhận con nuôi
Trong trường hợp này, con gái của bạn chưa thành niên, nên việc cho cháu làm con nuôi phải có sự đồng ý của bạn và vợ của bạn thì mới thỏa mãn điều kiện. Mặc dù sau khi ly hôn bạn không trực tiếp nuôi dưỡng con gái nhưng bạn vẫn có trách nhiệm và nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho cháu, việc bạn đi nước ngoài định cư và lập gia đình không phải là lý do chính đáng cho việc vợ cũ của bạn không cần hỏi ý kiến của bạn, quan hệ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con là quan hệ tự nhiên, tồn tại bất biến, không thể bị chấm dứt.
Việc cho con nuôi này chỉ có hiệu lực khi có sự có mặt của bạn, vợ cũ bạn, người nhận cháu làm con nuôi có mặt tại UBND xã, phường, thị trấn và thể hiện sự tự nguyện của mình bằng việc:
Thể hiện sự đồng ý và ký vào Giấy thoả thuận đồng ý về việc cho và nhận con nuôi;
Có mặt tại trụ sở UBND xã để thể hiện sự tự nguyện đồng ý cho cháu làm con nuôi khi đăng ký việc cho và nhận con nuôi.
Và nếu trường hợp bạn không đồng ý cho con nuôi thì bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Chấm dứt quan hệ cha mẹ ruột với con ruột có được không
- Thế nào là mục đích hôn nhân không đạt được
- Xử phạt hành vi hành hạ thành viên gia đình
- Tòa án chưa giải quyết đơn ly hôn thì có được hưởng thừa kế
- Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới
- Đã ly hôn, sau bao lâu thì được kết hôn lại
- Có thể thôi cấp dưỡng cho con được hay không
- Vợ chồng được phép sinh bao nhiêu con
- Đăng ký kết hôn cần phải làm những thủ tục gì
- Chia tài sản chung khi chưa đăng ký kết hôn