Không kết hôn nhưng có con chung
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Chúng tôi yêu nhau, chưa đăng ký kết hôn nhưng chúng tôi đã có con chung. Hiện nay, cháu mới có 13 tháng tuổi. Vì chưa đăng ký kết hôn nên khi đi làm giấy khai sinh cho con tôi đã ký một văn bản ủy quyền cho bạn trai làm cha nuôi cho con.
Hiện tại giữa chúng tôi xảy ra xích mích nên bạn trai tôi muốn giành quyền nuôi con. Luật sư có thể cho tôi hỏi, vấn đề này của tôi sẽ được giải quyết thế nào theo pháp luật? Tôi có phải đến Tòa để giải quyết hay không?
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Thứ nhất: Cha nuôi của con chị có quyền tranh chấp nuôi con
Theo dữ kiện trên thì chị đã đồng ý việc anh trở thành cha nuôi của con chị. Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo quy định trên, thì cha nuôi của con chị có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con, nên dù không đăng lý kết hôn thì cha nuôi của đứa trẻ vẫn có quyền tranh chấp với chị về vấn đề nuôi con.
Thứ hai: Tòa án sẽ là cơ quan giải quyết tranh chấp quyền nuôi con giữa hai anh chị
Theo quy định tại Điều 53 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:
“1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau: “Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) thì tranh chấp nuôi con là một trong các tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vì vậy, nếu cha nuôi của con chị muốn tranh chấp quyền nuôi con thì sẽ nộp đơn lên Tòa án và chị sẽ phải tham gia.
Về vấn đề tranh chấp nuôi con, theo quy tắc thì Tòa án sẽ ra quyết định người trực tiếp nuôi con căn cứ trên việc đảm bảo mọi mặt về lợi ích của cháu nhỏ. Tuy nhiên, do con chị mới có 13 tháng tuổi. Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình thì: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Nếu chị không gặp vấn đề về điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc hoặc anh chị không có thỏa thuận khác thì chị sẽ là người có quyền nuôi dưỡng con.
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tảo hôn thì bị xử lý như thế nào
- Xác định cha,mẹ cho con chưa thành niên
- Trách nhiệm của chồng đối với con riêng của vợ theo quy định của pháp luật
- Một bên yêu cầu ly hôn có được Tòa án giải quyết không
- Điều kiện đăng kí kết hôn
- Quyền thăm nom con sau khi đã ly hôn
- Đăng ký hộ khẩu hai nơi thì kết hôn với hai người được không
- Đăng kí kết hôn ở nước ngoài có được công nhận là đã đăng kí kết hôn không
- Cha mẹ ly hôn, ông bà có được nuôi dưỡng cháu?
- Hồ sơ đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài cần những gì