Một bên yêu cầu ly hôn có được Tòa án giải quyết không

mot-ben-yeu-cau-ly-hon-co-duoc-toa-an-giai-quyet-khongVì nhiều lý do mẫu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân, chị tôi muốn ly hôn với chồng. Chị tôi đã đưa đơn kiện và có giấy triệu tập tại TAND thành phố Hà Giang, nhưng anh chồng chị lại không đến, mà anh đã bỏ về quê anh ý ở Lào Cai.

Hai vợ chồng chị tôi đã sống ở thành phố Hà giang được 7 năm và có đăng kí tạm trú. Chị tôi có hộ khẩu ở Tuyên Quang, còn anh chồng chị có hộ khẩu ở Lào Cai. Khi lên tòa, Thẩm phán yêu cầu phải có hai vợ chồng mới giải quyết, nhưng anh chồng chị tôi cứ đi làm ở các nơi khác nhau lẩn tránh không đến. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này chị tôi muốn đơn phương xin ly hôn thì có được không? Và phải làm thế nào để có thể đơn phương xin ly hôn?

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Thứ nhất: Về yêu cầu ly hôn của một bên:

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 :“Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

– Theo quy định tại khoản 10 của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định cụ thể:

“a. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành. Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

b.Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung”.

– Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp này nếu Tòa án đã nhận được đơn xin ly hôn của chị bạn thì có thể hiểu đây là yêu cầu ly hôn của một bên.

Thứ hai: Về việc giải quyết yêu cầu ly hôn:

– Tòa án phải thực hiện thủ tục niêm yết công khai để triệu tập bị đơn theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 154 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 , cụ thể là:

“2. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo được thực hiện theo thủ tục sau đây:

a) Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;

b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;

c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.

3. Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng là mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết.”

– Nếu Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà người chồng cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu người chồng vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 199 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 , cụ thể là: “Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

– Vì vậy, theo các quy định trên Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn cho chị bạn kể cả khi người chồng không chịu có mặt tại phiên tòa.

 

Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”