Cha,mẹ không cấp dưỡng cho con chưa thành niên
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi kết hôn và có 2 con, chồng tôi bỏ đi và chung sống với người phụ nữ khác như vợ chồng. Từ lúc con nhỏ của tôi 10 tuổi cho đến năm nay cháu 15 tuổi, chồng tôi không hề gửi tiền về cấp dưỡng và chăm sóc cháu, mọi khoản chi đều do tôi lo liệu.
Sắp tới cháu sẽ vào cấp 3 và đi học sẽ tốn kém hơn, tôi muốn đòi số tiền đáng nhẽ chồng tôi phải cấp dưỡng cho cháu thì có được không? Mong luật sư sẽ tư vấn cho tôi.'
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Thứ nhất: Chồng chị chung sống với người phụ nữ khác như vợ chồng là trái với quy định của pháp luật.
Theo như tình huống của chị thì anh và chị vẫn đang trong thời kỳ hôn nhân nhưng anh bỏ đi và chung sống với người phụ nữ khác như vợ chồng. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì pháp luật cấm các hành vi: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Vì vậy, chồng chị chung sống với người phụ nữ khác như vợ chồng mà chưa ly hôn là trái với quy định của pháp luật.
Thứ hai: Về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên trong thời gian anh bỏ đi
Cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái: “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.” (theo khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình)
Vợ chồng chị có nghĩa vụ ngang nhau về nuôi dưỡng và chăm sóc con chưa thành niên, anh không có quyền đẩy hết trách nhiệm nuôi con cho chị.
Theo quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
“1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
Kết luận: Chị có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, buộc chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên phải thực hiện nghĩa vụ đó; để con chị có thể được hưởng số tiền cấp dưỡng đáng phải được nhận trong những năm qua.
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Không kết hôn nhưng có con chung
- Tảo hôn thì bị xử lý như thế nào
- Xác định cha,mẹ cho con chưa thành niên
- Trách nhiệm của chồng đối với con riêng của vợ theo quy định của pháp luật
- Một bên yêu cầu ly hôn có được Tòa án giải quyết không
- Điều kiện đăng kí kết hôn
- Quyền thăm nom con sau khi đã ly hôn
- Đăng ký hộ khẩu hai nơi thì kết hôn với hai người được không
- Đăng kí kết hôn ở nước ngoài có được công nhận là đã đăng kí kết hôn không
- Cha mẹ ly hôn, ông bà có được nuôi dưỡng cháu?