Thủ tục nhận làm cha đối với con riêng của vợ

thu-tuc-nhan-lam-cha-doi-voi-con-rieng-cua-voTôi tên là An năm nay 34 tuổi, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi lấy vợ muộn và vợ tôi đã có 01 con riêng với người bạn trai cũ, trong Giấy khai sinh của con riêng vợ tôi không có tên phần cha, nay tôi muốn đứng tên phần cha của cháu bé thì có được không?

Nếu được thì tôi cần tiến hành thủ tục gì? Mong muốn được Luật Hoàng Phi tư vấn, tôi xin được cảm ơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, do ban đầu bạn không phải là cha đẻ của cháu bé nên để bạn có thể đứng tên trong giấy khai sinh vào mục cha của cháu bé, bạn cần tiến hành các thủ tục sau đây.

1. Thứ nhất: Bạn tiến hành thủ tục cần thiết để nhận cháu bé là con nuôi của bạn

2. Thứ hai: Sau khi hoàn thành việc nhận con nuôi, bạn sẽ tiến hành thủ tục ghi nhận thông tin của bạn vào phấn cha của cháu bé trong Giấy khai sinh.

Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn và hướng dẫn bạn tiến hành thủ tục nêu trên như sau:

1. Thủ tục nhận con nuôi:

Theo quy định tại Điều 5 – Luật con nuôi 2010 có quy định như sau:

Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:

a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;

c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Như vậy, trong thứ tự ưu tiên người nhận làm con nuôi thì bạn đang là “cha dượng” của cháu bé thì bạn sẽ là người ưu tiên đầu tiên.

Hồ sơ nhận con nuôi bao gồm các tài liệu sau:

– Đơn xin nhận con nuôi;

– Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Hồ sơ của cháu bé con riêng của vợ bạn gồm có:

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

Bạn sẽ nộp phải nộp hồ sơ của mình tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn hoặc con riêng của bạn đăng ký hộ khẩu thường trú. Ủy ban nhân dân xã cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi khi bạn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên.

2. Ghi nhận thông tin của bạn vào Giấy khai sinh của con riêng vợ bạn

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Nuôi con nuôi quy định:

“Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi”

Như vậy, sau khi hoàn thành việc nhận nuôi con nuôi, bạn có thể tiến hành thủ tục để nghi nhận thông tin của bạn vào Giấy khai sinh phần cha của con riêng bạn.

 

Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”