Tư vấn giải quyết ly hôn, nuôi con chung, chia tài sản chung
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Anh trai tôi năm nay 40 tuổi, năm 30 tuổi Anh trai tôi có lập gia đình và hai vợ chồng Anh trai tôi sống với nhau được 3 năm và có với nhau 1 đứa con, năm 2010 do trong cuộc sống có nhiều mâu thuẫn và anh trai tôi không thể tiếp tục chung sống với người vợ và đã bỏ ra ở riêng, hai trai và chị dâu tôi ly thân chứ không tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian ly thân với Anh trai tôi, chị dâu tôi có chung sống như vợ chồng với một người đàn ông khác và hai người có với nhau 1 đứa con, hiện nay Anh trai tôi muốn tiến hành thủ tục cần thiết để ly hôn chị dậu tôi nhưng Chị dâu tốt nhất quyết không đồng ý và không cung cấp cho anh trai tôi giấy tờ cá nhân và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Luật sư vui lòng cho tôi hỏi các câu hỏi sau.
1. Trong trường hợp Chị dâu tôi không cung cấp giấy tờ cá nhân và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Anh trai tôi có thể tiến hành thủ tục ly hôn chị dâu tôi không?
2. Khi Chị dâu tôi chung sống với người đàn ông khác và có với nhau 1 đứa con thì chị dậu tôi khi đăng ký khai sinh cho cháu bé đã đăng ký thông tin cha cháu bé là Anh trai tôi, trường hợp này phải xử lý như thế nào?
3. Con chung của chị dâu và Anh trai tôi hiện nay 10 tuổi và đang ở với Chị dâu, Anh trai tôi có phải cấp dưỡng hay không?
4. Căn nhà chung của vợ chồng anh trai tôi sẽ xử lý như thế nào khi tiến hành ly hôn.
Mong sớm nhận được ý kiến tư vấn từ Luật sự, Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
1. Về việc tiến hành ly hôn của Anh trai và chị dâu của bạn:
Theo luật hôn nhân gia đình năm 2014, trường hợp của anh trai bạn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của 1 bên, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được..
Về hồ sơ xin ly hôn bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa án), Anh trai bạn có thể liên hệ với Tòa án nhân dân để mua mẫu đơn xin ly hôn
– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, trong trường hợp Chị dâu của bạn không cung cấp cho Anh trai của bạn, Anh trai của bạn có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân xã phường nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trước đây để xin 01 bản sao chứng thực.
– Giấy CMND; Hộ khẩu của anh trai bạn và chị dâu bạn, trong trường hợp Chị dậu bạn không cung cấp, Anh trai bạn có thể liên hệ với công an xã để xin xác nhận việc Chị dâu bạn đang đăng ký thường trú tại địa phương
– Bản sao giấy khai sinh của con chung Anh trai và chị dâu bạn, trong trường hợp Chị dâu của bạn không cung cấp cho Anh trai của bạn, Anh trai của bạn có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân xã phường nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký khai sinh trước đây để xin 01 bản sao chứng thực
2. Về con của Chị dâu chị sinh trong thời kỳ chung sống như vợ chồng với người đàn ông khác
Theo quy định tại Điều 88 – Luật hôn nhân gia đình có quy định:
” Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”
Trường hợp của Anh trai và chị dâu của bạn chưa có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nên về mặt pháp lý vẫn vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 88 – Luật Hôn nhân gia đình có quy định “trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình”
3. Về nghĩa vụ cấp dưỡng cho cho con chung của Anh trai và chị dâu bạn
Theo quy định tại Điều 82 – Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
a. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
b. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
c. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Như vậy, Anh trai bạn sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung đến khi cháu đủ 18 tuổi,mức cấp dưỡng sẽ do hai bên tự thỏa thuận hoặc nếu không thỏa thuận được sẽ yêu cầu tòa giải quyết.
4. Chi sản sản chung khi ly hôn
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con và tài sản khi ly hôn
- Người cha có được quyền nuôi con sau ly hôn không
- Chưa ly hôn nhưng tranh chấp quyền nuôi con
- Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
- Cha,mẹ không cấp dưỡng cho con chưa thành niên
- Không kết hôn nhưng có con chung
- Tảo hôn thì bị xử lý như thế nào
- Xác định cha,mẹ cho con chưa thành niên
- Trách nhiệm của chồng đối với con riêng của vợ theo quy định của pháp luật
- Một bên yêu cầu ly hôn có được Tòa án giải quyết không