Tranh chấp ngõ đi chung - giải quyết thế nào?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Năm 2002, gia đình tôi và gia đình anh C cùng mua một mảnh đất của chủ cũ và xây nhà ở cho đến nay và chưa được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (UBND xác định đất này là đất lấn chiếm nên không xét cấp giấy chứng nhận). Nay hai hộ chúng tôi có tranh chấp ngõ đi chung. Để xác định chủ quyền, chúng tôi có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu được giải quyết không và chúng tôi phải làm gì cho đúng pháp luật?
Chào bạn !
TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:
Theo quy định tại khoản 1, điều 136 - Luật Đất đai thì tranh chấp quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2, 5 điều 50 - Luật Đất đai sẽ do TAND giải quyết. Do các anh chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và như anh trình bày, đất mà các anh đang ở là đất được UBND xác định là đất lấn chiếm nên đối chiếu với quy định tại các khoản 1, 2, 5, điều 50 Luật Đất đai thì các anh chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để TAND thụ lý giải quyết vụ việc.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 2, điều 136, Luật Đất đai, cụ thể như sau:
Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định của Luật Đất đai thì các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan hành chính để được giải quyết. Cơ quan hành chính các cấp giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:
Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.
Để việc tranh chấp được giải quyết theo đúng trình tự pháp luật, hai hộ tranh chấp phải chủ động gặp gỡ để tự hòa giải, nếu không thỏa thuận được thì thông qua hòa giải cơ sở để giải quyết. Trường hợp tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn khiếu kiện tranh chấp đất đai
- Tư vấn giải quyết tranh chấp ranh giới đất khi diện tích trên sổ lớn hơn diện tích thực tế
- Tư vấn cấp giấy phép xây dựng
- Tư vấn thủ tục công chứng chuyển nhượng QSDĐ
- Xin cấp sổ đỏ cho đất khai hoang
- Người nước ngoài có được phép mua nhà tại Việt Nam không?
- Người nước ngoài có được thừa kế,cho tặng nhà tại Việt Nam?
- Doanh nghiệp nước ngoài có được mua nhà ở tại Việt Nam không
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế là đất đai?
- Những tranh chấp di sản thừa kế cần giải quyết?