Được cho đất nhưng chưa làm thủ tục sang tên
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Ông nội tôi sinh được 7 người con và đã chia đất cho 7 người bằng nhau. Nhưng khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia ra cho từng người thì ông nội tôi chỉ làm cho 6 người. Riêng mảnh đất ba tôi ở, ông nội tôi cho ở chứ không làm giấy chứng nhận và tách sổ cho ba tôi vì ba tôi không thuận với ông nội. Vậy sau này nếu ông nội tôi mất mà vẫn không làm giấy tách quyền sở hữu cho ba tôi thì mảnh đất ba tôi ở sẽ bị chia đều không?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Ðiều 168 Bộ luật dân sự quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản như sau:
- Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo quy định trên, bố bạn được ông nội cho một phần thửa đất nhưng chưa tiến hành thủ tục tách thửa và sang tên quyền sử dụng theo quy định của pháp luật thì bố bạn chưa phải là chủ sử dụng thửa đất. Hiện tại, ông nội bạn vẫn là chủ sử dụng của thửa đất đó.
Đến thời điểm ông nội bạn mất, nếu thửa đất chưa được sang tên bố bạn thì thửa đất được coi là di sản do ông nội bạn để lại và được chia thừa kế. Nếu ông nội bạn lập di chúc thì thửa đất được chia cho những người thừa kế theo di chúc. Nếu ông nội bạn không để lại di chúc thì di sản được chia cho những người thừa kế theo pháp luật, theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Hãy nhấc máy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- dịch vụ hợp thức hoá nhà đất
- dịch vụ làm sổ đỏ
- dich vu nha dat
- dịch vụ tách sổ đỏ
- giải quyết tranh chấp đất đai
- hợp thức hoá nhà đất
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- tu van luat uy tin
- tư vấn pháp luật
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Chuyển tiền mua nhà nhưng người bán nhà đã chết trước khi ký hợp đồng
- Đất bị kê biên thì có bán được không ?
- Làm thế nào để truất quyền thừa kế của một người?
- Bán ngôi nhà vừa nhận thừa kế của chồng có được miễn thuế TNCN không?
- Hỏi về tranh chấp thừa kế đất đai
- Xác định tranh chấp đất đai là tranh chấp thừa kế, nhà ở?
- Thủ tục lấy lại tiền đặt cọc mua đất
- Giấy tờ sử dụng đất do chế độ cũ cấp không còn, phải làm sao?
- Thủ tục xin giấy chứng nhận quyền sử dụng lối đi?
- Quy định về độ tuổi được đứng tên sổ đỏ?