Đất đai đang tranh chấp có chuyển nhượng được không
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Gia đình tôi có mảnh đất tranh chấp với gia đình bà A từ năm 1990 tới nay. Theo trích lục bản đồ năm 1993 của cơ quan huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình thì mảnh đất trên là thuộc về gia đình tôi (Có chữ kí của ban lãnh đạo của cơ quan chức năng huyện năm 2001). Nay mảnh đất đó gia đình tôi vẫn trồng trọt.
Nhưng đến năm 2009 chính quyên địa phương xã lại cấp sổ đỏ cho gia đình ông B (ông B là người mua lại mảnh đất trên do bà A bán lai cho). Theo tôi được biết thì đất đai có tranh chấp thì không được phép chuyển nhượng hay mua bán. Vậy nay tôi hỏi chính quyền địa phương cấp sổ đỏ cho gia đình ông B là đúng hay sai . Gia đình tôi có làm đơn nên các cơ quan như xã, huyện thị đều nhận được lời khất lần. Nay tôi muốn hỏi gia đình tôi phải làm như thế nào?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
. Điều 106 Luật Đất đai quy định: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113; khoản 2 Điều 115; điểm b khoản 1, các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 120 của Luật Đất đai khi có các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, mảnh đất mà nhà bạn và bà A đang tranh chấp thì không được phép chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Nếu đúng là chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông B (là người mua lại mảnh đất trên của bà A) khi đang có tranh chấp là chưa phù hợp với quy định nêu trên.
2. Đây là tranh chấp về quyền sử dụng đất nên bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi tới cơ quan chức năng theo quy định của Luật đất đai như sau:
a. Trước hết, hai bên có thể tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.
Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.
Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
b. Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà các bên có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà các bên không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai được giải quyết như sau:
+ Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
+ Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
3. Ngoài ra, nếu có đủ căn cứ chứng minh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông B là không đúng quy định của pháp luật thì bạn có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- dịch vụ hợp thức hoá nhà đất
- dịch vụ làm sổ đỏ
- dich vu nha dat
- dịch vụ tách sổ đỏ
- giải quyết tranh chấp đất đai
- hợp thức hoá nhà đất
- luat s utu van tranh chap nha dat
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- tranh chap quyen dung dat
- tu van luat uy tin
- tư vấn pháp luật
- tu van tranh chap quyen su dung dat
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tranh chấp quyền sử dụng đất không có giấy tờ
- Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận sở hữu căn hộ chung cư
- Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai?
- Tư vấn tranh chấp đất mua chung
- Tư vấn thủ tục thuê đất
- Dịch vụ hoàn công nhà ở hcm
- Tư vấn tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
- Ly hôn với người nước ngoài đang ở nước ngoài
- Tư vấn về thừa kế tài sản ở nước ngoài