Thủ tục mua bán nhà đất năm 2015
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Thủ tục mua bán nhà đất thay đổi qua từng thời kỳ. Nếu như trước kia thủ tục mua bán nhà đất diễn ra dễ dàng và có thể bằng giấy tay thì ngày nay việc phát triển của thị trường bất động sản đã khiến cho các giao dịch về nhà đất trở nên nhiều rủi ro, vì vậy pháp luật quy định chặt chẽ về thủ tục mua bán nhà đất. Thủ tục mua bán nhà đất năm 2015 có những sự thay đổi nhất định do sự ra đời của Luật đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014.
Việc mua bán nhà đất hiện nay được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật đất đai 2013
- Luật nhà ở 2014
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT
- Các văn bản có liên quan khác.
Điều kiện để thực hiện thủ tục mua bán đất đai hiện này là:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
- Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
- Các điều kiện pháp luật có quy định khác;
Lưu ý: Đối với từng loại đất cụ thể sẽ có những quy định pháp luật đặc thù riêng điều chỉnh, vì vậy cần xác định đối tượng giao dịch để có thể tìm những quy phạm pháp luật phù hợp.
2. Trình tự thủ tục mua bán nhà đất
Bước 1: Các bên ký Hợp đồng mua bán tại cơ quan công chứng
Chuẩn bị hồ sơ mua bán nhà đất gồm có:
- Giấy chứng nhận chủ quyền đối với nhà đất và các giấy tờ khác có liên quan;
- Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn của bên mua và bên bán;
Bước 2: Bên mua nộp hồ sơ kê khai đóng lệ phí trước bạ tại Chi cục thuế cấp quận, huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Bước 3: Một trong hai bên nộp hồ sơ mua bán tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của UBND cấp quận/huyện. (Trường hợp bán một phần nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở thì phải kèm theo bản vẽ sơ đồ diện tích nhà ở, đất ở có thẩm tra của UBND cấp tỉnh).
Bước 4: Căn cứ vào hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính
Bước 5: Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.
Bước 6: Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh nơi có nhà đất mua bán;
- Phòng tài nguyên môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc UBND huyện/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh.
- Cơ quan thuế thuộc UBND huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
- Ủy ban nhân dân phường/xã
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất
- Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ
- Giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ
- Giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án
- Tư vấn thủ tục chuyển nhượng nhà đất đã có sổ đỏ, và chưa có sổ đỏ
- Tư vấn tranh chấp đất đai kiện ở đâu
- Quyền của người sử dụng đất và căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai
- Tranh chấp đất đai và nhà không có di chúc
- Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất không có GCNQSD đất
- Đất đai đang tranh chấp có chuyển nhượng được không