Tư vấngiải quyết tranh chấp đất đai

giai-quyet-tranh-chap-dat-daiXin cho tôi hỏi vào năm 1997 tôi có nhờ người anh ruột đứng tên mua đất ở Việt Nam vì tôi là người nước ngoài nên không đứng tên được. Vào năm 2005, anh tôi có viết cho tôi tờ giấy tay và nói sẽ trả lại cho tôi năm 2009.

Tôi có về Việt Nam năm 2009 để nhận lại miếng đất nói trên. Anh chị tôi đã đồng ý kí tên trả lại tôi. Sau đó tôi đem phô tô. Hai ngày sau cháu gái của tôi tức là con ruột của anh tôi đã lấy đi tờ giấy gốc hiện tại tôi chỉ còn lại tờ phô tô. Tiếp theo anh tôi nói là sẽ không trả lại cho tôi phần đất đó. Hiện tại tôi đã nhờ đến Tòa án giải quyết. Bây giờ tôi còn lại tờ giấy tay (bản gốc) năm 2005 và tờ giấy tay phô tô 2009. Trong giấy năm 2005 có nói rõ là sẽ trả lại cho tôi mà không có bất cứ điều kiện nào. Tôi là người ở nước ngoài nên tôi không được đứng tên đất, vậy sau khi phiên tòa xử xong tôi có thể cho lại người em ruột tôi ở Việt Nam hay không? Hai tờ giấy tay này có giá trị không?

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Do thông tin bạn đưa ra chưa đầy đủ nên chúng tôi xin tư vấn như sau:

Việc bạn đưa tiền cho người anh ruột để nhờ mua giùm đất và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi bạn là người có quốc tịch chưa đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam theo qui định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, là giao dịch không phù hợp pháp luật. Về nguyên tắc, giao dịch này là vô hiệu theo Điều 122, Điều 127, Điều 129 – Bộ luật Dân sự 2005.

“Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.

Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”.

Vì hiện nay bạn là người không có quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp chưa đủ điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam, nên nếu tranh chấp xảy ra và Tòa án giải quyết thì tòa án sẽ tuyên giao dịch dân sự nêu trên vô hiệu toàn bộ. Hậu quả pháp lý là các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận – tức người anh ruột bạn sẽ trả lại số tiền đã trao để mua hộ trước đây và nhận quyền sử dụng đất nếu không có tiền trả thì giá trị quyền sử dụng đất sẽ được bán để trả lại tiền cho bạn. Tuy nhiên để có thể lấy lại số tiền, bạn cần có chứng cứ cụ thể chứng minh việc bạn đã đưa tiền nhờ anh trai đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Vì bạn không được nhận quyền sử dụng đất sau khi toà phân xử cho nên bạn không thể cho lại quyền sử dụng cho người em ruột của mình.

Giấy tờ viết tay bản gốc năm 2005 có giá trị pháp lý, còn giấy tờ phô tô bản viết tay năm 2009 không có giá trị pháp lý.

 

Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”

 

Lưu
Lưu