Tư vấn về quyền tác giả của bản tin thời sự
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Chào luật sư ! Tôi là một biên tập viên chương trình thời sự của một đài truyền hình Y. Trong bản tin về vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi có thêm rất nhiều bình luận của cá nhân vào và bản tin đó được đánh giá cao, khiến tôi được nhiều người xem mến mộ.
Tuy nhiên, một thời gian sau một biên tập viên của đài X cũng lấy những lời bình luận của tôi và bình luận cho chương trình của cô ấy.Như vậy, tôi có được bảo hộ về bản tin thời sự của bản thân hay không ? Tôi xin cảm ơn luật sư.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
Điểm c Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009 ) quy định:
" Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
...
c) Tác phẩm báo chí;
...."
Điều 11 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định: " Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác."
Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009 ) quy định:
" Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu."
2. Áp dụng tình huống:
Có thể thấy, để trở thành tác phẩm - đối tượng bảo hộ của quyền tác giả, ý tưởng sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, khoa học, nghệ thuật phải đảm bảo các điều kiện về tính sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Đối tượng bảo hộ quyền tác giả phải hội tụ 2 đặc điểm chính:
+ Có tính sáng tạo: là kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ trực tiếp của tác giả, được tạo ra lần đầu tiên bởi tác giả và không sao chép từ tác phẩm của người khác.
+ Được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định: Các ý tưởng sáng tạo chỉ là tư duy, muốn tiếp cận và hưởng lợi giá trị của những ý tưởng này nếu chúng được bộc lộ và chứa đựng dưới những phương tiện, hình thức nhất định. Do vậy, pháp luật quyền tác giả không bảo hộ ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng đó.
Như vậy, sở dĩ điều 15 Luật sở hữu trí tuệ quy định bản tin thời sự thuần túy không thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả vì có thể hiểu đó là những tin tức thời sự cần được chuyển đến công chúng nhanh nhất, chỉ đơn giản là những bản tin, số liệu sự thật như: dịch bệnh, tại nạn, tin tức xã hội hàng hàng ngày. Còn các tin tức thời sự có kèm theo lời bình luận, phân tích, nhận xét, thể hiện sự sáng tạo về trí tuệ của tác giả thì vẫn được bảo hộ quyền tác giả.
Trong tình huống của bạn, mặc dù bản tin bạn đưa là một tin tức thời sự, tuy nhiên như thông tin bạn cung cấp, nó có kèm theo các bình luận, phân tích, nhận xét của bạn. Vì vậy, bản tin đó là tác phẩm báo chí tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009 ), là một trong các đối tượng quyền tác giả được nhà nước bảo hộ.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn tình huống sao chép bài viết trên báo mạng
- Tư vấn quyền của cá nhân đầu tư tài chính trong tác phẩm điện ảnh
- Tư vấn quyền đặt tên cho phần sáng tạo riêng trong tác phẩm sân khấu
- Tư vấn quyền công bố chương trình máy tính theo quy định pháp luật
- Phân biệt chủ sở hữu quyền tác giả và tác giả
- Tư vấn trường hợp sử dụng tác phẩm khuyết danh
- Tư vấn đăng ký quyền tác giả với tác phẩm văn học
- Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá là lương thực
- Vi phạm bản quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
- Tư vấn trường hợp làm tem, nhãn giả