Thủ tục nhập hộ khẩu TP.HCM

thu-tic-nhap-khau-hcmKính thưa Luật sư.Gia đình tôi hiện đăng ký tạm trú dài hạn tại địa chỉ 4/20 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Ba tôi quê tại Quảng Ngãi nhưng sau 1975 vào Sài Gòn thì bị cắt hộ khẩu tại Quảng Ngãi. Năm 1987, mẹ tôi cưới ba tôi cũng lên Sài Gòn và bị cắt hộ khẩu tại Tiền Giang. Hiện tại gia đình tôi đã tạm trú tại địa chỉ 4/20 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P19, Q.Bình Thạnh được 24 năm,

 

nhưng hiện tại thì nhân khẩu trong hộ khẩu kia đã quá nhiều ( vì tôi được biết 1 người/ 5m2) . Tôi có xin chuyển tạm trú sang 1 địa chỉ khác thuộc quận Bình Thạnh nhưng cán bộ công an phường trả lời tôi rằng " đang chờ xét hộ khẩu gốc". Hiện tại thì gia đình tôi không có hộ khẩu gốc, chỉ có giấy xác nhận cắt hộ khẩu ở quê của mẹ tôi. Tôi có thể xin chuyển sang tạm trú tại 1 địa chỉ thuộc 1 quận ( huyện) khác trong TP.HCM, để sau 1 năm nhập hộ khẩu được không?Vậy kính mong Luật sư tư vấn giúp trường hợp của gia đình tôi. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Luật sư.

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo quy định của Luật cư trú năm 2006 thì công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.

Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Điều 20 của Luật Cư trú quy định điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau:

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

Do vậy, nếu chưa đủ điềi kiện đăng ký thường trú ghi trên thì có thể đăng ký tạm trú tại một địa chỉ lưa chọn và lưu ý mỗi công dân chỉ đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại một địa chỉ mà thôi.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN