Các bước soạn thảo hợp đồng

cac-buoc-soan-thao-hop-dongCác bước soạn thảo hợp đồng

Trong hợp tác kinh doanh thương mại, các hợp đồng kinh tế thương mại được kí kết phải được sự nhất trí và thống nhất của các bên. Hợp đồng là cơ sở để các bên tiến hành thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này.

Do vậy, việc soạn thảo các điều khoản trong Hợp đồng là một điều hết sức quan trọng và luật sư sẽ là người đồng hành cùng với các thân chủ xem xét và kiểm tra lại các điều khoản trong hợp đồng để tiến hành việc kí kết hợp đồng. Khi luật sư là người soạn thảo hoặc tư vấn Hợp đồng, các điều khoản trong hợp đồng sẽ chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật cũng như bảo vệ được quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kí kết hợp đồng.

4 bước cơ bản cho hợp đồng hoàn hảo:

Tùy theo loại hình và sản phẩm giao dịch, mỗi hợp đồng có qui tắc soạn thảo khác nhau. Tuân thủ 4 bước sau, bạn sẽ có bản hợp đồng hoàn hảo.

- Bước 1: Tìm hiểu cơ bản

Trước khi bắt tay soạn thảo, bạn phải hiểu rõ tính pháp lý và phạm vi áp dụng của hợp đồng.

Thông thường, hợp đồng kinh doanh chỉ áp dụng cho những giao dịch có giá trị lớn và kéo dài từ một năm trở lên. Các điều luật hợp đồng đưa ra thường nằm trong Bộ luật thương mại. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ bộ luật này và những điều khoản luật thông dụng khác.

- Bước 2: Soạn dàn ý

Nếu chưa bao giờ soạn thảo hợp đồng, hãy tham khảo những hợp đồng mẫu trên mạng, sách hoặc phòng lưu trữ của công ty. Bạn có thể dựa theo hợp đồng mẫu để thêm hoặc viết lại hoàn toàn.

Để tránh sai sót, nên liệt kê tất cả những điều khoản cần soạn lên bản phác thảo. Chúng bao gồm đề nghị từ phía công ty đối tác, ưu đãi cho đối tác, điều luật áp dụng…

Liệt kê càng cụ thể , rõ ràng càng tốt. Sắp xếp tiêu đề và chia đoạn hợp lý sẽ giúp bản hợp đồng của bạn thêm chặt chẽ, dễ theo dõi.

- Bước 3: Soạn thảo hợp đồng

Đừng bỏ qua giai đoạn viết nháp. Như thế bạn có thể kiểm tra và chỉnh sữa bản hợp đồng cho đến khi thật vừa ý. Câu cú nên ngắn gọn, đúng ngữ pháp

Từ ngữ phải chính xác, rõ ràng, đúng chính tả. Tuyệt đối không viết tắt hoặc ghi ký hiệu tốc ký trong hợp đồng.

- Bước 4: kiểm tra lần cuối

Hãy lập một danh sách kiểm tra và rà soát lại lần cuối trước khi trình hợp đồng cho cấp trên. Trong danh sách, cần liệt kê những yếu tố sau:

+Tên của các bên tham gia ký hợp đồng, các địa danh liên quan

+ Ngày viết hợp đồng

+ Các điều khoản, điều luật và giao kết giữa hai bên

+ Bộ luật áp dụng trong hợp đồng

+ Khoảng trống để ký tên.

Bài viết mang tính chất chia sẻ, rất mong nhận được commnet đóng góp từ quý độc giả để cùng nhau có được những kinh nghiệm quý báu, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN