Dịch vụ giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án sơ thẩm
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Dịch vụ giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án sơ thẩm của Trí Tuệ Luật
1/ Thân chủ là đối tượng của hoạt động tranh tụng của Luật sư. Vì quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mà Luật sư làm việc. Vì vậy trước khi đưa ra một ý tưởng gì cũng nên thông báo cho khách hàng của mình được biết. Trong trường hợp có bất đồng quan điểm giữa thân chủ và luật sư, nếu luật sư có đầy đủ cơ sở cho là mình đúng thì nên thuyết phục khách hàng nghe theo ý kiến của mình trên cơ sở phân tích cho họ thấy từ góc độ luật pháp. Nên trình bày rõ ràng, ngắn gọn những quan điểm mà luật sư có ý định trình bày trước tòa.
Nếu đã chuẩn bị xong bản luận cứ thì nên gửi cho khách hàng một bản. Cũng cần nói rõ là bản luận cứ luôn luôn ở trong tình trạng có thể bị thay đổi, cập nhật cho phù hợp nhưng mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.
Cũng nên cho khách hàng biết qua diễn biến của phiên tòa có thể xảy ra, dự báo những điều cần thiết có lợi hoặc bất lợi cho khách hàng.Trong bất kỳ trường hợp nào thì dự báo cũng nên trung thực, khách quan nhưng không bi quan hoặc chủ quan thái quá.
Cần hướng dẫn cho khách hàng một số công việc cần thiết khi họ phải trả lời các câu hỏi trước tòa. Nếu cần nên tập dượt trước cho thuần thục, nên cho khách hàng biết rằng họ có thể từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào hoặc nhờ Luật sư trả lời hộ trong trường hợp cần thiết.
Để các buổi làm việc với khách hàng có hiệu quả, Luật sư nên vạch ra cho mình một kế hoạch, theo đó, Luật sư cần gặp khách hàng vào những hôm nào, bàn về những việc gì và mục đích hay kết quả cần đạt được từ những buổi làm giệc đó là gì.
2/ Thân chủ và Luật sư trong giai đoạn hòa giải vụ án sơ thẩm
- Chuẩn bị tài liệu, chứng cứ cho thân chủ trước khi hòa giải vụ án sơ thẩm.
Về nguyên tắc các tài liệu chứng cứ của khách hàng (trong trường hợp họ là nguyên đơn) đều đã được thể hiện trong Hồ sơ khởi kiện. Trước khi tham gia hòa giải Luật sư chỉ cần tập hợp lại và giới thiệu qua cho nguyên đơn biết để trong quá trình hòa giải, nguyên đơn có thể tự mình đưa ra được các chứng cứ để minh họa cho giải trình của mình.
Đối với trường hợp khách hàng của mình là bị đơn thì Luật sư cũng căn cứ vào bộ hồ sơ mà khách hàng cùng với Luật sư đã chuẩn bị trước đó và cũng sắp xếp lại tương tự như trong trường hợp làm cho nguyên đơn.
- Thỏa thuận trước với thân chủ về các yêu cầu cần đạt được trong hòa giải, những vấn đề cần nhượng bộ.
+ Thông báo cho khách hàng về tình trạng pháp lý của họ;
+ Những ưu thế và bất lợi cho họ;
+ Những ưu thế và bất lợi của đối phương;
+ Các chứng cứ của cả hai bên;
+ Khả năng đối phương sẽ phản ứng như thế nào khi mình đưa ra các đề xuất;
+Đưa ra các giải pháp nhượng bộ để khách hàng lựa chọn;
+ Thống nhất với khách hàng về một số giải pháp tối ưu.
- Thỏa thuận về án phí
Trong nhiều trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về nội dung giải quyết tranh chấp nhưng lại không thỏa thuận được với nhau về án phí bởi án phí cũng là một khoản đóng góp rất đáng kể, nhất là trong những vụ án có giá ngạch lớn.
Tùy từng trường hợp mà Luật sư tư vấn cho khách hàng của mình chấp nhận mức án phí bao nhiêu là phù hợp và cần thiết để tạo thuận lợi cho bên đối phương. Tất nhiên nếu hai bên không thỏa thuận để đi đến thống nhất về ai phải chịu và chịu bao nhiêu thì án phí sẽ được quyết định theo pháp luật.
3/ Luật sư tại phiên tòa sơ thẩm
- Yêu cầu hoãn phiên tòa sơ thẩm.
“Điều 199. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”
* Yêu cầu cung cấp thêm chứng cứ hoặc triệu tập thêm người làm chứng.
Trong trường hợp cần phải triệu tập thêm người làm chứng hoặc cung cấp thêm bằng chứng, Luật sư cần triệt để tận dụng cơ hội đó. Như trong phần cung cấp chứng cứ đã nêu có thể có những chứng cứ mà trước đó thân chủ của mình hoặc Luật sư chưa có cơ hội hoặc chưa muốn cung cấp cho Tòa án thì là cơ hội tốt để cung cấp cho Tòa án những chứng cứ đó. Nếu Tòa án không đặt câu hỏi về việc yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc cung cấp thêm bằng chứng mà Luật sư thấy cần thiết phải làm việc đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình thì Luật sư phải chủ động đề xuất với HĐXX để HĐXX xem xét và quyết định.
- Luật sư trong giai đoạn xét hỏi vụ án sơ thẩm
- Ghi chép diễn biến của phiên tòa
- Đặt các câu hỏi
- Tranh luận tại phiên tòa
- Trình bày bản luận cứ của Luật sư
Thông thường Luật sư nên tận dụng các cơ hội để nói hoặc trình bày hơn là đọc bài luận cứ. Trong quá trình trình bày, Luật sư nên viện dẫn các chứng cứ viết sẵn, đưa ra trước Tòa án các tài liệu chứng minh cho những gì mình đang nói. Kết hợp so sánh, phân tích, đối chiếu với các tình tiết vừa được kiểm tra công khai tại phiên tòa, không nên lệ thuộc quá nhiều vào bài luận cứ đã viết sẵn.
4/ Các công việc cần tiến hành sau phiên tòa sơ thẩm.
Luật sư nên giúp đương sự thực hiện quyền kháng cáo. Nếu thấy quyết định của bản án không phù hợp với yêu cầu của mình đã đề ra thì theo yêu cầu của thân chủ, Luật sư cần hướng dẫn cho họ hoặc tự mình soạn thảo Đơn kháng cáo để yêu cầu Tòa án cấp trên xem xét lại theo trình tự phúc thẩm.
Đơn kháng cáo là một văn bản của đương sự khi họ không đồng ý với quyết định của Tòa án đã xét xử sơ thẩm và yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Hãy nhấc máy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn soạn thảo hợp đồng
- Tư vấn pháp luật
- Tư vấn luật
- Tư vấn pháp luật qua điện thoại
- Văn phòng luật sư uy tín
- Giám định chữ ký, chữ viết, giám định tuổi mực
- Những điểm cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán nhà ở
- Pháp luật về hợp đồng dân sự
- Thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn
- Con bị cha mẹ từ vẫn được hưởng thừa kế