Luật sư tư vấn giành quyền nuôi 2 con
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi và chồng kết hôn đã 10 năm. Vợ chồng tôi sống chung với ba mẹ của tôi. Vì , anh là bộ đội xa nhà, tôi lại là con một. Chúng tôi có hai đứa con, hai vợ chồng sống rất hòa thuận và yêu thương nhau. Nhưng , chồng tôi và ba của tôi không hòa hợp được với nhau.Cũng rất nhiều lần chúng tôi định ra ở riêng , nhưng vì con nhỏ, chồng thì xa nhà ( 1 tháng về được hai lần), vả lại mẹ tôi cũng già yếu, tôi không nở ra riêng.Nhưng mới đây xung đột lại xảy ra. Anh đã hành động với ba tôi như kẻ thù, tôi không ngờ là anh lại làm như vậy, tôi không thể chấp nhận được.
Vậy nếu tôi ly hôn thì tôi có được quyền nuôi hai con không. Cháu lớn 8 tuổi và cháu nhỏ 29 tháng tuổi. Tôi là giáo viên, mức lương hiện tại là 5000.000 đồng/tháng, cộng với dạy thêm thì khoảng 3000.000 đồng/tháng. Tôi còn phải lo cho ba mẹ tôi , vì ba không có việc làm còn mẹ thì già yếu bệnh tật. Còn chồng tôi thì là một sĩ quan quân đội, lương 10.000.000 đồng/ tháng. Tôi sợ anh ấy giành quyền nuôi con và gởi cho ông bà nội. Vì ông bà nội có điều kiện hơn. Vậy , xin hỏi tôi có đủ điều kiện giành quyền nuôi con không? Xin cảm ơn rất nhiều.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân gia đình 2000:
“2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.”
Như vậy trong trường hợp này, cháu nhỏ 29 tháng tuổi sẽ do chị nuôi dưỡng.
Còn về cháu lớn 8 tuổi thì sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ xem xét để đưa ra quyết định.
Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại... Để chứng minh mình có đủ điều kiện để nuôi con chị có thể đưa ra những căn cứ như: Chị sẽ là người thường xuyên gần gũi và trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc cháu, ngược lại bố cháu thường xuyên xa nhà 1 tháng về 2 lần nên không thể thường xuyên gần gũi chăm sóc cháu. Bên cạnh đó chị có thể trình bày thêm về nghề nghiệp của mình là giáo viên có thể hỗ trợ chị tốt hơn trong việc nuôi dạy cháu…
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Vay tiền nhưng không trả
- Cho vay tiền không ghi ngày trả đòi lại thế nào?
- Cho vay chỉ viết giấy tay có kiện đòi được tiền?
- Cho vay tiền không lập hợp đồng công chứng
- Cho bạn vay tiền đến ngày không trả
- Tư vấn chiếm đoạt tài sản công ty
- Luật sư tư vấn khởi kiện đòi nợ
- Tư vấn khởi kiện đòi nợ
- Tư vấn thủ tục khởi kiện tại tòa án đòi nợ?
- Khởi kiện ở đâu khi con nợ bỏ trón khỏi địa phương?