Kiện đòi lại tài sản và bằng chứng xác thực để giải quyết tranh chấp

kien-doi-lai-tai-sanTôi có cho một người bạn vay mượn tiền với số tiền 250tr nhưng không lãi suất, cô ta có viết giấy tay ghi ngày tháng mượn 30/06/2013 và ngày tháng trả 30/01/2014 với mục đích kinh doanh tiệm bạc (tiệm bạc đứng tên của người chị chồng) nhưng khoảng thời gian mượn tiền của tôi cô ta không kinh doanh mà nướng vào số đề.

Tới thời điểm này cô ta không trả cho tôi đồng nào mà tiệm bạc đó chị chồng của cô đã thu hồi không cho cô ta đứng bán nữa. Cô ta còn thách thức tôi "có giấy tờ cứ kiện ra toà hết sức, toà xử mỗi tháng tao trả cho mày 1 triệu vì tao không có tài sản gì, Mày cứ kiện đi".

Tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi: Nếu tôi kiện, cô ta có bị tội lừa đảo hay không và thật sự tôi có thắng kiện với bằng chứng là tờ giấy tay cô ta đã ghi cho tôi được không?

Mong luật sư tư vấn cho tôi hiểu rõ.

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

- Thứ nhất, quy định về hợp đồng vay tài sản

Tại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Hợp đồng vay tài sản như sau:

"Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định"

Ngoài ra, tại Điều 401 Bộ luật Dân sự quy định về Hình thức của hợp đồng dân sự:

"Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định"

Như vậy, hợp đồng giữa bạn với người kia được coi là có hiệu lực pháp luật.

- Thứ hai, về nghĩa vụ thanh toán nợ

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có cho 1 người vay tiền với số tiền 250 triệu đồng có giấy tờ viết tay, tuy nhiên, khi đến hạn trả nợ mà người đó không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bạn và còn có những lời nói thách thức bạn khởi kiện người đó.

Bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi lại tài sản theo quan hệ dân sự. Hành vi của người đó chưa đủ yếu tố để cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì tại Điều 139 Bộ luật Hình sự có quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

"Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm"

Như vậy, người nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì mới được coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Thứ hai, bằng chứng là hợp đồng viết tay có được coi là bằng chứng xác thực

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn giao kết hợp đồng vay tài sản chỉ bằng giấy tờ viết tay, khi có tranh chấp và yêu cầu giải quyết tranh chấp thì giấy tờ biết tay đó chỉ được coi là một căn cứ mà Tòa án xem xét để giải quyết. Tòa cần phải tiến hành xác minh, hoặc thu thập thêm các thông tin cần thiết để giải quyết.

Nếu là hợp đồng đã được công chứng, chứng thực bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì giá trị pháp lý của hợp đồng này sẽ cao hơn khi Tòa coi đó là 1 chứng cứ.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”