Không cấp dưỡng nuôi con có vi phạm gì không
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Hai vợ chồng tôi ly hôn được 2 năm thì tòa xử tôi phải cấp dưỡng số tiền 1.200.000 đồng/tháng . Tòa xử cô ấy nuôi dưỡng và bắt tôi cấp dưỡng hàng tháng nhưng tôi không thể nào cấp dưỡng được vì điều kiện tôi không có khả năng cấp dưỡng. Vậy cho hỏi điều đó có vì phạm gì không? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn “Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”.
Nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, vợ của bạn sẽ có quyền khởi kiện ra tòa theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình và Điều 20 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
Như vậy, Việc bạn không cấp dưỡng nuôi con là vi phạm các quy định của pháp luật, vợ của anh hoàn toàn có quyền yêu cầu anh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo Bản án hoặc Quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra, hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 152 Bộ luật Hình sự 1999. Cụ thể quy định như sau:
“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng bạn không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn có thể thỏa thuận với vợ về việc thay đổi mức cấp dưỡng hoặc tạm ngừng việc cấp dưỡng theo quy định tại Điều 53 và Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Bắt tạm giữ người bao nhiêu giờ là đúng pháp luật
- Thời hạn điều tra vụ án hình sự
- Quyền và nghĩa vụ cá nhân thuê đất trả tiền hằng năm
- Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha và con
- Xử lý tài sản đặt cọc như thế nào khi hợp đồng dân sự không được giao kết
- Cần làm gì khi hợp đồng vay quá thời hạn trả nợ
- Quyền được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
- Án phí hình sự, dân sự, hành chính, lao động và lệ phí Tòa án
- Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
- Vi phạm về quyền chấm dứt hợp đồng lao động khi công ty không trả lương